Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?
A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.
B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.
C. Cát được trộn lẫn với ngô.
D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.
Đáp án C
Ta có: Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.
Ở phương án C: Cát được trộn lẫn với ngô đây là sự trộn hay hòa lẫn của các vật chất chứ không phải của nguyên tử, phân tử => C – không phải là hiện tượng khuếch tán
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Chọn phát biểu sai khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử.
Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử.
…. được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. Chọn câu trả lời đúng:
1. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
- Vì nguyên tử, phân tử đều vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.
Ví dụ:
+ Phân tử nước được tạo thành từ 2 nguyên tử Hiđrô (H) và 1 nguyên tử Oxi (O).
+ Phân tử muối ăn NaCl được tạo thành từ nguyên tử Natri (Na) kết hơp với nguyên tử Clo (Cl).
- Để quan sát được các nguyên tử, phân tử người ta dùng kính hiển vi.
2. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
+ Trong chất rắn: Các nguyên tử, phân tử xếp gần nhau.
+ Trong chất khí: Khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử rất lớn (so với trong chất rắn và chất lỏng).