Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất nào sau đây?
A. Chất khí
B. Chất lỏng
C. Chất rắn
D. Cả ba chất rắn, lỏng, khí
Đáp án D
Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất rắn, chất lỏng, chất khí
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Hiện tượng …… là sự tự hòa lẫn vào nhau của các nguyên tử, phân tử của các chất do chuyển động nhiệt.
Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử?
Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?
1. Thí nghiệm Bơ-rao
- Năm 1827 nhà bác học Brao – nơ (người Anh), khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước qua kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng chuyển động hỗn loạn không ngừng về mọi phía.
2. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng về mọi phía.
3. Chuyển động phân tử và nhiệt độ
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
- Chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên còn được gọi là chuyển động nhiệt.
4. Hiện tượng khuếch tán
- Hiện tượng khi các phân tử, nguyên tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.
+ Hiện tượng khuếch tán trong chất khí.
Ví dụ:
Mở nút lọ nước hoa trong phòng, do hiện tượng khuếch tán mà sau một thời gian ngắn, mọi người trong phòng đều ngửi thấy mùi nước hoa.
+ Hiện tượng khuếch tán trong chất lỏng.
Ví dụ:
Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh. Do nước nhẹ hơn nên nổi ở trên, tạo thành mặt phân cách giữa nước và đồng sunfat. Sau một thời gian mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt.
⇒ Nước và đồng sunfat đã hòa lẫn vào nhau.
+ Hiện tượng khuếch tán trong chất rắn.
Ví dụ: Ghép sát bề mặt của hai miếng kim loại Cu và Ni. Cặp kim loại này được gia nhiệt ở nhiệt độ cao (nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy của hai kim loại) trong một thời gian rồi làm nguội về nhiệt độ phòng. Kết quả cho thấy, Cu và Ni nằm ở hai đầu và cách nhau bởi một vùng hợp kim Cu – Ni. Như vậy các nguyên tử Cu đã khuếch tán vào trong Ni và ngược lại.
- Nhiệt độ của vật càng cao tức là các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh.