Nhiệt do ngọn nến toả ra theo hướng nào?
A. Hướng từ dưới lên.
B. Hướng từ trên xuống.
C. Hướng sang ngang.
D. Theo mọi hướng.
Đáp án D
Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo mọi hướng
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng ) nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?
Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Nhận xét nào sau đây là đúng:
Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hoá năng lượng:
Nung nóng đồng xu sau đó bỏ vào cốc nước lạnh, đồng xu nguội đi, nước nóng lên. Trong quá trình có sự chuyển hoá năng lượng:
Một viên đạn đang bay trên cao, có những dạng năng lượng nào mà em đã được học?
Một con cá đang bơi dưới biển, có những dạng năng lượng nào mà em đã học?
Nhiệt năng của một miếng đồng là 80J. Sau khi thực hiện được một công vào miếng đồng làm nó nóng lên và nhiệt năng của miếng đồng lúc đó là 110J. Nhiệt lượng miếng đồng nhận được là:
1. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt độ của vật càng cao, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
- Chú ý: Các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên chúng luôn có động năng. Vì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng.
2. Các cách làm thay đổi nhiệt năng
- Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách:
+ Cách 1: Thực hiện công.
Ví dụ:
Dùng búa đập lên cái đinh nhiều lần, cái đinh sẽ nóng lên.
+ Cách 2: Truyền nhiệt.
Ví dụ:
Rót nước nóng vào mộc chiếc cốc, ta thấy cốc nóng dần lên ⇒ Nước nóng đã truyền nhiệt năng cho chiếc cốc.
- Chú ý: Nhiệt năng chỉ truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
3. Nhiệt lượng
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- Nhiệt lượng kí hiệu bằng chữ Q.
- Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (kí hiệu là J).
1 kJ (kilôjun) = 1000 J.
Ví dụ:
Một vật đang có nhiệt năng là 300J. Khi thực hiện truyền nhiệt, nhiệt năng của vật tăng lên đến 500J. Phần nhiệt năng 200J vật nhận được thêm gọi là nhiệt lượng.