IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 411

Có thể dùng chất lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó, vì vậy, không thể dùng chất lỏng tạo nên vật có hình dạng cố định.

=>Đáp án: Sai

Đáp án cần chọn là: B

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chất ở thể nào dễ bị nén?

Xem đáp án » 16/03/2022 489

Câu 2:

Mỗi chất có một tính chất nhất định. Em hãy lựa chọn trạng thái rắn, lỏng, khí cho các chất sau đây ở điều kiện thường.

Thủy tinh

Giấm

Chất dẻo

Carbonic

Cồn (rượu ethanol)

Oxygen

Xem đáp án » 16/03/2022 402

Câu 3:

Chất ở thể nào có hình dạng cố định:

Xem đáp án » 16/03/2022 394

Câu 4:

Chất ở thể nào thì có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt?

Xem đáp án » 16/03/2022 363

Câu 5:

Chất nào dưới đây ở thể khí:

Xem đáp án » 16/03/2022 345

Câu 6:

Câu nào dưới đây là?đúng khi nói về đặc điểm của thể rắn:

Xem đáp án » 16/03/2022 343

Câu 7:

Đâu là ví dụ cho thấy chất khí dễ bị nén:

Xem đáp án » 16/03/2022 317

Câu 8:

Các đặc điểm của thể lỏng là gì?

Xem đáp án » 16/03/2022 303

Câu 9:

Hãy điền vào chỗ trống các từ/cụm từ thích hợp:?

chất rắn có hình dạng cố định; chất lỏng có thể rót được và chảy trên bề mặt.

a) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì ….

b) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn, cả hai đều không biến dạng vì …

Xem đáp án » 16/03/2022 302

Câu 10:

Cho các từ dưới đây, em hãy bấm chọn từ/ cụm từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong các câu sau:

sự sống

thể/ trạng thái

không có

rắn, lỏng, khí

- Các chất có thề tổn tại ở ba …. cơ bản khác nhau, đó l?

- Vật sống là vật có các dấu hiệu của … mà vật không sống

Xem đáp án » 16/03/2022 277

Câu 11:

Chất ở thể nào thì dễ dàng lan truyền trong không gian theo mọi hướng?

Xem đáp án » 16/03/2022 266

Câu 12:

Chất nào sau đây ở thể rắn:

Xem đáp án » 16/03/2022 240

Câu 13:

Dầu thô ở thể lỏng được khai thác từ các mỏ dầu ngoài biển khơi. Theo em có thể vận chuyển dầu lỏng vào đất liền bằng những cách nào?

Xem đáp án » 16/03/2022 238

Câu 14:

Cho các từ sau:?khí; lỏng; rắn; không chảy lan; có hình dạng cố định.

Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong các câu sau:

khí

lỏng

rắn

có hình dạng cố định

Ở thể…, nước không có hình dạng cố định.

Khi nước ở thể …, nó… và không chảy lan. Do đó khi bị đóng băng, nước sông sẽ không thể chảy ra biển. Ta có thể di chuyển trên mặt nước sông đóng băng.

Xem đáp án » 16/03/2022 235

Câu 15:

Đâu là ví dụ cho thấy chất rắn không chảy được:

Xem đáp án » 16/03/2022 232

LÝ THUYẾT

I. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng và thể khí

 

Thể rắn

Thể lỏng

Thể khí

Hình dạng

Hình dạng cố định

Các thể của chất và sự chuyển thể | Kết nối tri thức

Hình dạng theo vật chứa

Các thể của chất và sự chuyển thể | Kết nối tri thức

Hình dạng theo vật chứa

Các thể của chất và sự chuyển thể | Kết nối tri thức

Khả năng lan truyền (hay khả năng chảy)

Không chảy được 

Các thể của chất và sự chuyển thể | Kết nối tri thức

Có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt

Các thể của chất và sự chuyển thể | Kết nối tri thức

Dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng

Các thể của chất và sự chuyển thể | Kết nối tri thức

Khả năng chịu nén

Rất khó nén

Khó nén

Dễ nén

Ví dụ 

Đinh sắt, hòn đá, chậu nhôm, mâm đồng, cốc thủy tinh,...

Nước, rượu, dầu ăn, xăng,...

Không khí, khí oxygen, khí nitrogen,...

 

II. Sự chuyển thể của chất

1. Sự nóng chảy và sự đông đặc

- Sự nóng chảy: là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Ví dụ:

- Vào mùa hè, nhiệt độ tăng nên băng tuyết tan dần thành nước lỏng

- Khi lấy que kem khỏi tủ lanh, do nhiệt độ môi trường cao hơn trong tủ lạnh nên kem bị chảy, chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

- Sự đông đặc: là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Ví dụ: Vào mùa đông, nhiệt độ thấp, nước bị đông đặc tạo thành băng tuyết.

Các thể của chất và sự chuyển thể | Kết nối tri thức

 2. Sự hóa hơi và sự ngưng tụ 

- Sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. 

Ví dụ: Thả đá vào cốc nước bình thường, một lúc sau xung quanh cốc có các giọt nước li ti đọng lại. Hiện tượng này là do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại thành nước lỏng bám quanh cốc.

Các thể của chất và sự chuyển thể | Kết nối tri thức

- Sự hóa hơi: là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi

+ Sự bay hơi: là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng

Ví dụ : Hơi nước từ các hồ nước nóng

Các thể của chất và sự chuyển thể | Kết nối tri thức

+ Sự sôi: là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt và cả trong lòng khối chất lỏng

Ví dụ: Nước sôi

Các thể của chất và sự chuyển thể | Kết nối tri thức

Tổng kết bài học

- Sự bay hơi và ngưng tụ xảy ra tại mọi nhiệt độ

- Sự nóng chảy, sự đông đặc, sự sôi của một chất xảy ra tại nhiệt độ xác định

- Ở điều kiện thích hợp, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác

Các thể của chất và sự chuyển thể | Kết nối tri thức

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »