IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 201

1 lạng còn được gọi là 1…....

A. Miligam

B. Héctôgam

Đáp án chính xác

C. Gam

D. Cả 3 câu trên đều sai

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

1 lạng còn được gọi là 1 héctôgam

Đáp án cần chọn là: B

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khi sử dụng cân đồng hồ để đo khối lượng của một vật cần lưu ý:

Xem đáp án » 16/03/2022 1,597

Câu 2:

Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:

Xem đáp án » 16/03/2022 725

Câu 3:

Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu?

Xem đáp án » 16/03/2022 476

Câu 4:

Đổi khối lượng sau ra kilôgam (kg):

650 g = …kg

2,4 tạ = …kg

Xem đáp án » 16/03/2022 442

Câu 5:

Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân (hình vẽ) là:

Xem đáp án » 16/03/2022 414

Câu 6:

Điền vào chỗ trống đáp án đúng: Người ta dùng cân đo  …

Xem đáp án » 16/03/2022 302

Câu 7:

Điền vào chỗ trống đáp án đúng: …....... có đơn vị là kilôgam.

Xem đáp án » 16/03/2022 300

Câu 8:

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau

Xem đáp án » 16/03/2022 294

Câu 9:

Tên gọi của loại cân trong hình vẽ là gì?

Xem đáp án » 16/03/2022 274

Câu 10:

Em hãy ghép tên các loại cân (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại cân đó (ở cột bên phải).

Loại cân

Công dụng

1. Cân đồng hồ

A. Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài chục gam đến vài kilôgam

2. Cân Roberval

B. Cân các vật có khối lượng từ vài trăm gam đến vài chục kilôgam

3. Cân điện tử (dùng trong phòng thực hành)

C. Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài miligam đến vài trăm gam với độ chính xác cao

Xem đáp án » 16/03/2022 248

Câu 11:

Sắp xếp các bước sau theo đúng thứ tự khi sử dụng cân đồng hồ?

a) Đặt vật cần cân lên đĩa cân

b) Đọc và ghi kết quả đo

c) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp

d) Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân

e) Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

Xem đáp án » 16/03/2022 240

Câu 12:

Cách đặt mắt để nhìn đúng số chỉ của cân đồng hồ là:

Xem đáp án » 16/03/2022 217

Câu 13:

Để đo khối lượng của 6 quả táo, ta nên chọn cân đồng hồ nào dưới đây?

Xem đáp án » 16/03/2022 204

Câu 14:

Chọn câu trả lời sai. 11 lạng bằng

Xem đáp án » 16/03/2022 186

LÝ THUYẾT

1. Sự cảm nhận hiện tượng

Giác quan có thể làm cho chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang quan sát.

Ví dụ: Cảm giác cho ta thấy hình tròn màu đỏ ở hình (b) to hơn hình tròn màu đỏ ở hình (a). Nhưng thực tế, ta đo kích thước thì hình tròn màu đỏ ở hình (a) và hình (b) bằng nhau.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

2. Đo chiều dài

a. Đơn vị đo chiều dài

Đơn vị

Kí hiệu

Đổi ra mét

kilômét

km

1 000 m

mét

m

1 m

decimét

dm

0,1 m

centimét

cm

0,01 m

milimét

mm

0,001 m

micrômét

 

0,000 001 m

nanômét

nm

0,000 000 001 m

b. Cách đo chiều dài

- Người ta dùng thước để đo chiều dài.

- Có nhiều loại thước đo chiều dài khác nhau như: thước thẳng, thước dây, thước cuộn

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Thước cuộn

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Thước thẳng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Thước dây

- Mỗi thước đo đều có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

+ Giói hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

+ Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

- Các bước đo chiều dài bằng thước:

+ Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.

+ Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo, sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước.

+ Bước 3: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.

+ Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật.

3. Khối lượng

a. Đơn vị đo khối lượng

Đơn vị

Kí hiệu

Đổi ra kilôgam

tấn

t

1 00 kg

kilôgam

kg

1 kg

gam

g

0,001 kg

miligam

mg

0 000 001 kg

b. Cách đo khối lượng

- Người ta đo khối lượng bằng cân

- Có nhiều loại cân để đo khối lượng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Cân điện tử

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Cân y tế

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Cân đồng hồ

- Các bước đo khối lượng bằng cân đồng hồ:

+ Bước 1: Ước lượng khối lượng vật đem cân để chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

+ Bước 2: Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

+ Bước 3: Đặt vật lên đĩa cân.

+ Bước 4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số.

+ Bước 5: Đọc và ghi số chỉ của kim cân theo vạch chia gần nhất.

4. Đo thời gian

a. Đơn vị đo thời gian

Đơn vị

Kí hiệu

Đổi ra giây

ngày

d

86 400 s

giờ

h

3 600 s

phút

min

60 s

giây

s

1 s

miligiây

ms

0,001 s

b. Cách đo thời gian

- Người ta đo thời gian bằng đồng hồ.

- Có nhiều loại đồng hồ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Đồng hồ đeo tay

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Đồng hồ điện tử

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Đồng hồ bấm giây điện tử

- Cách đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử:

+ Bước 1: Chọn chức năng phù hợp bằng nút bấm MODE

+ Bước 2: Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0

+ Bước 3: Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.

+ Bước 4: Kết thúc đo bằng cách nhấn STAR/STOP.

+ Bước 5: Đọc kết quả đo qua số chỉ của đồng hồ.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »