Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 981

Vật thể nhân tạo là:

A. Cây lúa.

B. Cái cầu.

Đáp án chính xác

C. Mặt trời.

D. Con sóc.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra.

Đáp án cần chọn là: B

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

Xem đáp án » 16/03/2022 2,568

Câu 2:

Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là vật thể?

Xem đáp án » 16/03/2022 631

Câu 3:

Vật thể nhân tạo là

Xem đáp án » 16/03/2022 393

Câu 4:

Sự giống nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

Xem đáp án » 16/03/2022 352

Câu 5:

Chọn phát biểu sai khi nói về chất:

Mọi vật thể đều được tạo thành từ chất.

Mỗi vật thể chỉ có một chất duy nhất.

Ở đâu có vật thể, ở đó có chất.

Một chất có thể có trong nhiều vật thể.

Xem đáp án » 16/03/2022 311

Câu 6:

Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

Xem đáp án » 16/03/2022 299

Câu 7:

Bấm vào các từ/ cụm từ chỉ chất trong câu dưới đây:

Dây điện có lõi bằng đồng, vỏ thường làm bằng nhựa.

Xem đáp án » 16/03/2022 288

Câu 8:

Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo?

Xem đáp án » 16/03/2022 274

Câu 9:

Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?

Xem đáp án » 16/03/2022 264

Câu 10:

Sự khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

Xem đáp án » 16/03/2022 247

Câu 11:

Bấm vào các từ/ cụm từ chỉ vật thể trong câu dưới đây:

Protein có trong sữa, ngũ cốc, trứng, thịt, cá.

Xem đáp án » 16/03/2022 245

Câu 12:

Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể tự nhiên?

Xem đáp án » 16/03/2022 241

Câu 13:

Cho các vật thể sau: hoa quả, xe đạp, cây cỏ, nước, quần áo, ngôi nhà, đất, cái bàn, chai nước.

Số vật thể nhân tạo là:

Xem đáp án » 16/03/2022 238

Câu 14:

Dãy nào dưới đây gồm các vật không sống:

Xem đáp án » 16/03/2022 237

Câu 15:

Em hãy bấm chọn các từ chỉ chất trong câu ca dao sau:

Chì khoe chì nặng hơn đồng

Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng

Xem đáp án » 16/03/2022 235

LÝ THUYẾT

I. Chất ở xung quanh ta

- Quan sát xung quanh ta, tất cả những gì thấy được, kể cả bản thân chúng ta, là vật thể.

- Vật thể được chia thành: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.

+ Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên như đất, nước, cỏ cây, con người 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất | Cánh diều

+ Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra như quần áo, sách vở, xe đạp …

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất | Cánh diều

- Mọi vật thể đều do chất tạo nên, ở đâu có vật thể ở đó có chất.

Ví dụ: Thân bút chì làm bằng gỗ (chứa chất cellulose là chính); ruột bút chì làm từ than chì (carbon)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất | Cánh diều

- Một vật thể có thể do nhiều chất tạo nên. 

Ví dụ: Trong hạt gạo có chứa một số chất như tinh bột, chất đạm, nước…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất | Cánh diều

- Mặt khác, một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau.

Ví dụ: Nước có trong đất, trong động vật, thực vật …

II – Ba thể của chất và đặc điểm của chúng

- Chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, hoặc khí.

- Người ta có thể phân loại chất dựa vào thể của nó.

1. Chất rắn

- Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chất ở thể rắn được gọi là chất rắn.

Ví dụ: Một số chất rắn:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất | Cánh diều             

- Đặc điểm của chất rắn: chất rắn có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.

2. Chất lỏng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất | Cánh diều

- Đặc điểm của chất lỏng: 

+ Chất lỏng có khối lượng và thể tích xác định.

+ Chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó.

+ Chất lỏng dễ chảy.

3. Chất khí

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất | Cánh diều

- Đặc điểm của chất khí:

+ Chất khí có khối lượng xác định nhưng không có kích thước và hình dạng xác định.

+ Chất khí có thể lan tỏa theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích bất kì vật nào chứa đó.

III. Tổng kết bài học

- Chất ở xung quanh ta, ở đâu có vật thể ở đó có chất.

- Ba thể cơ bản của chất là thể rắn, thể lỏng và thể khí.

- Chất rắn, chất lỏng, chất khí có những đặc điểm khác nhau:

+ Chất rắn có hình dạng và thể tích xác định.

+ Chất lỏng dễ chảy, có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định.

+ Chất khí dễ lan tỏa, không có hình dạng và thể tích xác định.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »