Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là vật thể?
A. Cái cốc, cái bàn, thủy tinh.
B. Thủy tinh, gỗ, nhựa.
C. Nhựa, cái bàn, gỗ.
D. Cái bàn, cái cốc, lọ hoa.
Các trường hợp đều là vật thể là: cái bàn, cái cốc, lọ hoa.
Loại đáp án A vì thủy tinh là chất.
Loại đáp án B vì thủy tinh, gỗ, nhựa đều là chất.
Loại đáp án C vì nhựa, gỗ là chất.
Đáp án cần chọn là: D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:
Chọn phát biểu sai khi nói về chất:
Mọi vật thể đều được tạo thành từ chất.
Mỗi vật thể chỉ có một chất duy nhất.
Ở đâu có vật thể, ở đó có chất.
Một chất có thể có trong nhiều vật thể.
Bấm vào các từ/ cụm từ chỉ chất trong câu dưới đây:
Dây điện có lõi bằng đồng, vỏ thường làm bằng nhựa.
Bấm vào các từ/ cụm từ chỉ vật thể trong câu dưới đây:
Protein có trong sữa, ngũ cốc, trứng, thịt, cá.
Cho các vật thể sau: hoa quả, xe đạp, cây cỏ, nước, quần áo, ngôi nhà, đất, cái bàn, chai nước.
Số vật thể nhân tạo là:
I. Chất ở xung quanh ta
- Quan sát xung quanh ta, tất cả những gì thấy được, kể cả bản thân chúng ta, là vật thể.
- Vật thể được chia thành: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
+ Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên như đất, nước, cỏ cây, con người
+ Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra như quần áo, sách vở, xe đạp …
- Mọi vật thể đều do chất tạo nên, ở đâu có vật thể ở đó có chất.
Ví dụ: Thân bút chì làm bằng gỗ (chứa chất cellulose là chính); ruột bút chì làm từ than chì (carbon)
- Một vật thể có thể do nhiều chất tạo nên.
Ví dụ: Trong hạt gạo có chứa một số chất như tinh bột, chất đạm, nước…
- Mặt khác, một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau.
Ví dụ: Nước có trong đất, trong động vật, thực vật …
II – Ba thể của chất và đặc điểm của chúng
- Chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, hoặc khí.
- Người ta có thể phân loại chất dựa vào thể của nó.
1. Chất rắn
- Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chất ở thể rắn được gọi là chất rắn.
Ví dụ: Một số chất rắn:
- Đặc điểm của chất rắn: chất rắn có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
2. Chất lỏng
- Đặc điểm của chất lỏng:
+ Chất lỏng có khối lượng và thể tích xác định.
+ Chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó.
+ Chất lỏng dễ chảy.
3. Chất khí
- Đặc điểm của chất khí:
+ Chất khí có khối lượng xác định nhưng không có kích thước và hình dạng xác định.
+ Chất khí có thể lan tỏa theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích bất kì vật nào chứa đó.
III. Tổng kết bài học
- Chất ở xung quanh ta, ở đâu có vật thể ở đó có chất.
- Ba thể cơ bản của chất là thể rắn, thể lỏng và thể khí.
- Chất rắn, chất lỏng, chất khí có những đặc điểm khác nhau:
+ Chất rắn có hình dạng và thể tích xác định.
+ Chất lỏng dễ chảy, có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định.
+ Chất khí dễ lan tỏa, không có hình dạng và thể tích xác định.