IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 213

Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt là

A. Hôn-su.

B. Kiu-xiu.

C. Xi-cô-cư.

D. Hô-cai-đô.

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Hướng dẫn: Mục II, SGK/83 địa lí 11 cơ bản.

Đáp án: D

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?

Xem đáp án » 30/03/2022 1,002

Câu 2:

Vật nuôi chính của Nhật Bản là

Xem đáp án » 30/03/2022 631

Câu 3:

Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do

Xem đáp án » 30/03/2022 507

Câu 4:

Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do

Xem đáp án » 30/03/2022 497

Câu 5:

Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì

Xem đáp án » 30/03/2022 404

Câu 6:

Nhận định nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?

Xem đáp án » 30/03/2022 316

Câu 7:

Các hải cảng lớn của Nhật Bản là

Xem đáp án » 30/03/2022 316

Câu 8:

Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng

Xem đáp án » 30/03/2022 300

Câu 9:

Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản là do

Xem đáp án » 30/03/2022 290

Câu 10:

Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây?

Xem đáp án » 30/03/2022 284

Câu 11:

Trừ ngành dệt truyền thống, tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào

Xem đáp án » 30/03/2022 278

Câu 12:

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

Xem đáp án » 30/03/2022 277

Câu 13:

Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là

Xem đáp án » 30/03/2022 275

Câu 14:

Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là

Xem đáp án » 30/03/2022 273

Câu 15:

Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

Xem đáp án » 30/03/2022 259

LÝ THUYẾT

I. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí: Là quần đảo nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800km trên Thái Bình Dương.

- Bao gồm 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu.

- Địa hình: chủ yếu là đồi núi (80%), đồng bằng nhỏ hẹp tập trung ở ven biển.

- Khí hậu: nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, có sự phân hoá Bắc - Nam.

- Tài nguyên: nghèo khoáng sản, thuỷ hải sản giàu có và phong phú.

:  Lý thuyết Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Tự nhiên Nhật Bản

:  Lý thuyết Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Núi Phú Sĩ - Biểu tượng của đất nước Nhật Bản

II. Dân cư

DÂN SỐ VÀ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

:  Lý thuyết Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

- Dân số đông: 125,9 triệu người (năm 2020) - đứng thứ 11 thế giới.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: thấp và giảm dần.

- Cơ cấu dân số già: tỉ lệ > 65 tuổi cao, tăng nhanh, là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (83,6 tuổi - 2015).

:  Lý thuyết Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Tháp dân số Nhật Bản năm 2015 và năm 2025 (dự báo)

- Tỉ lệ dân thành thị: cao 79% - 2004 (hơn 90% - 2015).

- Mật độ dân số: mật độ dân số cao, phân bố không đều.

- Người dân cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi.

   + Giờ giấc, tác phong công nghiệp cao, tự giác, kỉ luật nghiêm, thông minh,…

   + Giáo dục phát triển.

- Thành phần dân tộc: 99,3% dân số là người Nhật.

:  Lý thuyết Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Đại học Tokyo - Đứng đầu bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất ở châu Á

III. Kinh tế

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

:  Lý thuyết Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Nhật Bản là cường quốc kinh tế trên thế giới.

* Sau chiến tranh II đến 1950: Do là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ II nên nền kinh tế lâm vào tình trạng suy sụp nghiệm trọng.

* Từ 1952 - 1973

- Thành tựu: là thời kì phát triển “thần kì” với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP phát triển nhanh 7,8% - 18,8%, đứng thứ 2 thế giới, nhiều sản phẩm đứng vị trí cao (vô tuyến, máy ảnh,…).

- Nguyên nhân: tích lũy vốn, sử dụng triệt để nguồn lao động, tập trung vào những ngành sinh lời nhanh, duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng,…

* Từ 1973 đến nay

- Tốc độ phát triển kinh tế chậm lại.

- Nguyên nhân: Khủng hoảng năng lượng, chính phủ thực hiện chiến lược kinh tế mới, kết quả làm cho nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng không ổn định.

- Hiện nay, GDP đứng thứ 3 thế giới, sau Hoa Kì, Trung Quốc.

:  Lý thuyết Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Vịnh Tokyo, Nhật Bản