IMG-LOGO

Câu hỏi:

11/05/2022 171

Phía bắc của Ấn Độ có đặc điểm gì?

A. Nằm trên trục đường biển.

B. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều

C. Là dãy Hi-ma-lay-a.

Đáp án chính xác

D. Tập trung nhiều đồng bằng

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Phía Bắc Ấn Độ được bao bọc bởi một vòng cung đó là dãy núi Hi-ma-lay-a.

Đáp án cần chọn là: C

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Lưu vực sông Hằng có đặc điểm như thế nào?

Xem đáp án » 11/05/2022 337

Câu 2:

Tầng lớp Ksa-tri-a gồm những ai?

Xem đáp án » 11/05/2022 314

Câu 3:

Ai là người bản địa của Ấn Độ?

Xem đáp án » 11/05/2022 287

Câu 4:

Tầng lớp Vai-si-a bao gồm những ai?

Xem đáp án » 11/05/2022 278

Câu 5:

Tầng lớp Bra-man gồm những ai?

Xem đáp án » 11/05/2022 274

Câu 6:

Sông Ấn dài bao nhiêu km?

Xem đáp án » 11/05/2022 260

Câu 7:

Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ là

Xem đáp án » 11/05/2022 256

Câu 8:

Tầng lớp Su-dra gồm những ai?

Xem đáp án » 11/05/2022 252

Câu 9:

Ấn Độ nằm ở vị trí nào đối với châu Á?

Xem đáp án » 11/05/2022 249

Câu 10:

Chế độ đẳng cấp Vác-na dựa vào đâu để phân chia đẳng cấp?

Xem đáp án » 11/05/2022 248

Câu 11:

Những thành thị đầu tiên xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

Xem đáp án » 11/05/2022 246

Câu 12:

Đâu không phải là tên gọi của sông Ấn?

Xem đáp án » 11/05/2022 240

Câu 13:

Nơi đâu của Ấn Độ hình thành những trung tâm lớn của loài người?

Xem đáp án » 11/05/2022 240

Câu 14:

Lưu vực sông Ấn có đặc điểm như thế nào?

Xem đáp án » 11/05/2022 238

Câu 15:

Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ

Xem đáp án » 11/05/2022 232

LÝ THUYẾT

1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng

-Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 7 : Ấn Độ cổ đại | Cánh diều

+ Nằm ở khu vực Nam Á, phía bắc là những dãy núi cao; phía tây và phía đông là những đồng bằng trù phú.

+ Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại chủ yếu bao gồm Ấn Độ, Pha-ki-xtan, Nê-pan, Băng-la-đét... ngày nay. 

- Có các dòng sông lớn: sông Ấn, sông Hằng…

- Khí hậu: lưu vực sông Hằng, có sự tác động của gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. 

2. Chế độ xã hội của Ấn Độ

- Sự hình thành chế độ xã hội của Ấn Độ:

+ Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tại lưu vực sông Ấn, hình thành các thành thị cổ.

+ Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi và biến người Đra-vi-đa thành nô lệ.

- Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại (chế độ Vác-na):

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 7 : Ấn Độ cổ đại | Cánh diều

+ Đẳng cấp Bra-ma (tăng lữ).

+ Đẳng cấp Ksa-tri-a (Quý tộc, chiến binh).

+ Đẳng cấp Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công).

+ Đẳng cấp Su-đra (những người thấp kém nhất trong xã hội).

3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ

- Tôn giáo: Ấn Độ là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo như Hin-đu giáo và Phật giáo.

- Chữ viết: chữ Phạn được sử dụng phổ biến...

- Văn học: sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na…

- Kiến trúc: các công trình kiến trúc ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo, nổi bật là kiến trúc Phật giáo và Hin-đu giáo.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 7 : Ấn Độ cổ đại | Cánh diều

- Lịch pháp: chia một năm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, 5 năm thêm một tháng nhuận.

- Toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số từ 0 – 9

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 7 : Ấn Độ cổ đại | Cánh diều