Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 363

Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?

A. Chia thành cấm quân và quân địa phương

B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ

C. Chia thành cấm binh và hương binh

D. Chưa có quân đội

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Thời Văn Lang chưa có quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy đông thanh niên trai tráng ở các chiềng chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án » 11/05/2022 793

Câu 2:

Câu chuyện “Trầu, cau” và “Bánh chưng, bánh giầy” phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?

Xem đáp án » 11/05/2022 400

Câu 3:

Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời kì Văn Lang?

Xem đáp án » 11/05/2022 312

Câu 4:

Nội dung nào không phải nhiệm vụ của Bồ Chính thời Văn Lang?

Xem đáp án » 11/05/2022 298

Câu 5:

Bộ lạc nào hùng mạnh nhất, đóng vai trò hạt nhân trong việc hình thành nhà nước Văn Lang?

Xem đáp án » 11/05/2022 291

Câu 6:

Nơi ở của cư dân Văn Lang Âu Lạc có đặc điểm gì?

Xem đáp án » 11/05/2022 289

Câu 7:

Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?

Xem đáp án » 11/05/2022 272

Câu 8:

Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?

Xem đáp án » 11/05/2022 270

Câu 9:

Nhà nước Văn Lang ra đời không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

Xem đáp án » 11/05/2022 268

Câu 10:

Thời Văn Lang, nước ta được phân chia thành bao nhiêu bộ?

Xem đáp án » 11/05/2022 265

Câu 11:

Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồm

Xem đáp án » 11/05/2022 246

Câu 12:

Anh (chị) có nhận xét gì về các loại vũ khí sử dụng trong truyền thuyết Thánh Gióng?

Xem đáp án » 11/05/2022 245

Câu 13:

Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã phản ánh điều gì?

Xem đáp án » 11/05/2022 243

Câu 14:

Nguyên nhân chính nào khiến cư dân Văn Lang phải sống quần tụ trong các làng, chạ?

Xem đáp án » 11/05/2022 236

Câu 15:

Hoạt động sản xuất chính của cư dân văn Lang là gì?

Xem đáp án » 11/05/2022 220

LÝ THUYẾT

1. Sự ra đời nước Văn Lang

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12 : Nước Văn Lang | Cánh diều

- Cơ sở ra đời:

+ Kinh tế phát triển, đời sống xã hội có nhiều chuyển biến.

+ Nhu cầu làm thủy lợi trong nông nghiệp.

+ Nhu cầu chống ngoại xâm.

- Thời gian ra đời: khoảng thế kỉ VII TCN.

- Phạm vi lãnh thổ: lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

- Kinh đô: Phong Châu (thuộc Phú Thọ ngày nay).

2.  Tổ chức Nhà nước Văn Lang

- Tổ chức bộ máy nhà nước của nước Văn Lang:

+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (giúp việc cho vua có các lạc hầu).

+ Cả nước được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu.

+ Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.

- Chưa có luật pháp và quân đội.

3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

a. Đời sống vật chất

- Kinh tế: nghề chính là trồng lúa nước, ngoài ra còn chăn nuôi, đánh bắt cá…

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12 : Nước Văn Lang | Cánh diều

- Thức ăn chính hàng ngày: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, ốc...

- Nhà ở: cư dân sống trong các chiềng chạ, ở nhà sàn.

- Trang phục: 

+ Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc áo, váy xẻ giữa, có yếm che ngực.

+ Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.

- Thuyền là phương tiện đi lại trên sông.

b. Đời sống tinh thần

- Trong các ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa hát ca.

- Tín ngưỡng:

+ Thờ cúng tổ tiên, các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời...

+ Chôn cất người chết cùng đồ tùy táng.

- Phong tục:  gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình,...

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12 : Nước Văn Lang | Cánh diều