Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam?
A.Định hình các giá trị văn hóa của người Việt
B.Phát triển nền văn hóa bản địa của người Việt
C.Cơ sở hình thành nền văn minh sông Hồng
D.Hoàn thiện nền văn hóa bản địa của người Việt
Những thành tựu trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc - nền văn minh đầu tiên của lịch sử dân tộc. Nó đã phác họa, định hình những giá trị văn hóa cơ bản của người Việt, là cơ sở để ta đấu tranh bảo vệ và phát triển ở những giai đoạn sau, giúp cho chúng ta nhiều lần mất nước nhưng không mất đi bản sắc dân tộc.
Chọn: A
Chú ý:
Văn minh Văn Lang- Âu Lạc còn gọi là nền văn minh sông Hồng với đặc trưng cơ bản là những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước gắn bó với nhau trong cộng đồng làng xã.
Đáp án cần chọn là: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Câu chuyện “Trầu, cau” và “Bánh chưng, bánh giầy” phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?
Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời kì Văn Lang?
Bộ lạc nào hùng mạnh nhất, đóng vai trò hạt nhân trong việc hình thành nhà nước Văn Lang?
Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?
Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
Nhà nước Văn Lang ra đời không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
Anh (chị) có nhận xét gì về các loại vũ khí sử dụng trong truyền thuyết Thánh Gióng?
Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã phản ánh điều gì?
Nguyên nhân chính nào khiến cư dân Văn Lang phải sống quần tụ trong các làng, chạ?
1. Sự ra đời nước Văn Lang
- Cơ sở ra đời:
+ Kinh tế phát triển, đời sống xã hội có nhiều chuyển biến.
+ Nhu cầu làm thủy lợi trong nông nghiệp.
+ Nhu cầu chống ngoại xâm.
- Thời gian ra đời: khoảng thế kỉ VII TCN.
- Phạm vi lãnh thổ: lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
- Kinh đô: Phong Châu (thuộc Phú Thọ ngày nay).
2. Tổ chức Nhà nước Văn Lang
- Tổ chức bộ máy nhà nước của nước Văn Lang:
+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (giúp việc cho vua có các lạc hầu).
+ Cả nước được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu.
+ Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.
- Chưa có luật pháp và quân đội.
3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
a. Đời sống vật chất
- Kinh tế: nghề chính là trồng lúa nước, ngoài ra còn chăn nuôi, đánh bắt cá…
- Thức ăn chính hàng ngày: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, ốc...
- Nhà ở: cư dân sống trong các chiềng chạ, ở nhà sàn.
- Trang phục:
+ Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc áo, váy xẻ giữa, có yếm che ngực.
+ Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.
- Thuyền là phương tiện đi lại trên sông.
b. Đời sống tinh thần
- Trong các ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa hát ca.
- Tín ngưỡng:
+ Thờ cúng tổ tiên, các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời...
+ Chôn cất người chết cùng đồ tùy táng.
- Phong tục: gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình,...