Khẳng định nào sau đây sai?
A. \(\sqrt 2 ;\sqrt 3 ;\sqrt 5 \) là các số thực;
B. Mọi số nguyên đều là số thực;
C. \(\frac{1}{{16}} \in I\);
D. \(\frac{1}{{16}} \in \mathbb{R}\).
Đáp án đúng là: C
Ta có:
Sử dụng máy tính cầm tay có tính được \(\sqrt 2 = 1,41...;\sqrt 3 = 1,73...;\sqrt 5 = 2,23...\)là các số thập phân vô hạn không tuần hoàn nên \(\sqrt 2 ;\sqrt 3 ;\sqrt 5 \) là các số vô tỉ mà mọi số vô tỉ đều là số thực. Suy ra, \(\sqrt 2 ;\sqrt 3 ;\sqrt 5 \)là số thực.
Do đó, đáp án A đúng.
Số nguyên là số thập phân hữu hạn nên số nguyên là số hữu tỉ mà mọi số hữu tỉ đều là số thực. Suy ra, mọi số nguyên đều là số thực.
Do đó, đáp án B đúng.
\(\frac{1}{{16}} = 0,0625\). Vì 0,0625 là số thập phân hữu hạn nên \(\frac{1}{{16}}\) là số hữu tỉ. Suy ra, \(\frac{1}{{16}} \notin I\). Do đó, đáp án C sai, đáp án D đúng.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Trong các số |− 9,35|; \(\sqrt {50} \); 6,(23); \(\sqrt 3 \) số lớn nhất là:
Sắp xếp các số thực \( - \frac{2}{3};\,\,\sqrt 2 ;\,\,0,2(14)\,;\frac{4}{7};\,\,0,123\) theo thứ tự từ lớn đến bé: