Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

19/07/2024 1,223

Chọn phát biểu sai trong các phương án sau:

A. Công của lực điện tác dụng lên điện tích không phụ thuộc vào dạng quỹ đạo

B. Công của lực điện không phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm điểm đầu điểm cuối của quỹ đạo

C. Công của lực điện được đo bằng qEd

Đáp án chính xác

D. Lực điện trường là lực thế

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án cần chọn là: C

A, B, D – đúng

C – sai vì: Công của lực điện được xác định bởi biểu thức: A=qEd

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 4μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000V/m trên quãng đường dài 1m là

Xem đáp án » 22/08/2022 20,139

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 22/08/2022 9,632

Câu 3:

Biểu thức nào sau đây xác định công của lực điện?

Xem đáp án » 22/08/2022 8,264

Câu 4:

Lực điện trường sinh công 9,6.10-18J dịch chuyển electron ( e=-1,6.10-19Cme=9,1.10-31kg) dọc theo đường sức điện trường đi được quãng đường 0,6cm. Nếu đi thêm một đoạn 0,4cm nữa theo chiều như cũ thì vận tốc của electron ở cuối đoạn đường là? Giả sử ban đầu electron đang ở trạng thái đứng yên.

Xem đáp án » 22/08/2022 3,284

Câu 5:

Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A=qEd , trong đó d là:

Xem đáp án » 22/08/2022 1,969

Câu 6:

Chọn phương án đúng?

Một điện tích q chuyển động trong điện trường (đều hay không đều) theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì:

Xem đáp án » 22/08/2022 1,553

Câu 7:

Lực điện trường tác dụng lên điện tích điểm có phương:

Xem đáp án » 22/08/2022 1,103

Câu 8:

Công cần thiết để hai hạt proton đến gần nhau 0,5m là bao nhiêu biết rằng lúc đầu chúng cách nhau 1m trong chân không?

Xem đáp án » 22/08/2022 1,098

Câu 9:

Một điện tích q=4.10-8C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ E=100V/m theo một đường gấp khúc ABC, đoạn AB=20cm và véctơ độ dời AB làm với đường sức điện một góc 300. Đoạn BC dài 40cm và véctơ độ dời BC làm với đường sức điện một góc 1200. Công của lực điện bằng:

Xem đáp án » 22/08/2022 801

Câu 10:

Trong một điện trường đều có cường độ E, khi một điện tích q dương di chuyển cùng chiều đường sức điện một đoạn d thì công của lực điện là:

Xem đáp án » 22/08/2022 582

Câu 11:

Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng lực điện sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây là đúng, khi so sánh các công AMN ANP  của lực điện?

Xem đáp án » 22/08/2022 522

Câu 12:

Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có 1 điện tích di chuyển giữa 2 điểm đó được gọi là:

Xem đáp án » 22/08/2022 358

Câu 13:

Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E=200V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105m/s, khối lượng của elctron là 9,1.10-31kg. Tại lúc vận tốc bằng không thì nó đã đi được đoạn đường bao nhiêu ?

Xem đáp án » 22/08/2022 288

Câu 14:

Công thức xác định công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích là A=qEd, trong đó E là:

Xem đáp án » 22/08/2022 260

Câu 15:

Công cần thiết để hai hạt proton đến gần nhau 0,5mm là bao nhiêu biết rằng lúc đầu chúng cách nhau 2cm trong chân không?

Xem đáp án » 22/08/2022 248

LÝ THUYẾT

I. Công của lực điện

1. Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều

Một điện tích q dương (q > 0) tại một điểm M trong điện trường đều nó chịu tác dụng của một lực điện F=qE có đặc điểm:

- Lực F không đổi có phương song song với các đường sức điện.

- Chiều hướng từ bản dương sang bản âm.

- Độ lớn F = qE.

                                          Bài 4: Công của lực điện (ảnh 1)

2. Công của lực điện trong một điện trường đều

- Điện tích q dương dịch chuyển theo đường thẳng MN, hợp với đường sức điện một góc α với MN = s. Khi đó d=MH¯=s.cosα (độ dài đại số với M và H là hình chiếu của điểm đầu và điểm cuối đường đi trên một đường sức, chọn chiều dương cho MH¯ cùng chiều với chiều của đường sức).

                                                  Bài 4: Công của lực điện (ảnh 1)

- Biểu thức công của lực điện: AMN=F.s.cosα=qEd

Ví dụ: một số trường hợp về dấu của công khi điện tích q > 0 di chuyển trong điện trường:

α<90ocosα>0AMN>0

α>90ocosα<0AMN<0

α=90ocosα=0AMN=0

- Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là AMN = qEd, không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.

- Chú ý:

+ Lực tĩnh điện là lực thế.

+ Trường tĩnh điện là trường thế.

II. Thế năng của một điện tích trong điện trường

1. Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường

- Thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm mà ta xét trong điện trường.

- Chọn mốc thế năng tại bản âm, đối với một điện tích q dương đặt tại điểm M trong điện trường đều thì công này là:

                                                              A = qEd = WM.

Trong đó:

+ d là khoảng cách từ điểm M đến bản âm;

WM là thế năng của điện tích q tại M.

- Trong trường hợp điện tích q nằm tại điểm M trong điện trường do nhiều điện tích điểm gây ra thì có thể lấy thế năng bằng công của lực điện khi di chuyển q từ M ra vô cực.

                                                            WM=AM

2. Sự phụ thuộc của thế năng WM vào điện tích q

Thế năng của điện tích tại M tỉ lệ thuận với q:

                                                   AM=WM=VMq

VM là hệ số tỉ lệ, không phụ thuộc q mà chỉ phụ thuộc vị trí điểm M trong điện trường.

3. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường

Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà lực điện tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường.

                                                        AMN=WMWN

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »