Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/08/2022 2,445

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về từ thông?

A. Biểu thức định nghĩa của từ thông là Φ=B.S.cosα

B. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb)

C. Từ thông là một đại lượng đại số

D. Từ thông là một đại lượng có hướng.

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: D

Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều: Φ=B.S.cosα

Trong đó  là góc hợp bởi pháp tuyến n của mặt phẳng khung dây và véc tơ cảm ứng từ B.

Đơn vị từ thông là vêbe (Wb): 1Wb=1T.m2.

Như vậy ta nhận thấy từ thông là một đại lượng đại số, vô hướng.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho một khung dây có điện tích S đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ , α là góc hợp bởi và pháp tuyến của mặt phẳng khung dây. Công thức tính từ thông qua S là:

Xem đáp án » 23/08/2022 4,352

Câu 2:

Trong hình a, b, vòng dây dẫn kín cố định, mũi tên chỉ chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trên vòng dây khi có sự chuyển động của nam châm. Kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 23/08/2022 3,013

Câu 3:

Từ thông qua khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều đạt giá trị cực đại khi

Xem đáp án » 23/08/2022 1,547

Câu 4:

Một khung dây hình vuông, cạnh dài 4cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=2.10-5T, các đường sức từ hợp với pháp tuyến của mặt phẳng khung dây góc 600. Từ thông qua mặt phẳng khung dây là

Xem đáp án » 23/08/2022 1,034

Câu 5:

Trong hình a, nam châm đang chuyển động đến gần vòng dây dẫn kín, hình b vòng dây dẫn kín đang chuyển động đến gần nam châm. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trên hai vòng dây dẫn kín có chiều

Xem đáp án » 23/08/2022 984

Câu 6:

Đơn vị của từ thông có thể là

Xem đáp án » 23/08/2022 730

Câu 7:

Một khung dây có diện tích S được đặt song song với đường sức của từ trường đều có cảm ứng từ B. Qua khung dây một góc 900 thì từ thông qua khung sẽ

Xem đáp án » 23/08/2022 605

Câu 8:

Trong hình a, b. Nam châm thẳng đang chuyển động đến gần hoặc ra xa vòng dây theo mỗi tên. Vòng dây dẫn kín cố định, mũi tên chỉ chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trên vòng dây. Khi xác định cực của nam châm thì kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 23/08/2022 595

Câu 9:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án » 23/08/2022 487

Câu 10:

Trường hợp nào sau đây từ thông qua vòng dây dẫn (C) biến thiên?

Xem đáp án » 23/08/2022 473

Câu 11:

Một khung dây hình vuông có cạnh dài 5cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=4.10-5T, mặt phẳng khung dây tạo với các đường sức từ một góc 300. Từ thông qua mặt phẳng khung dây nhận giá trị nào sau đây?

Xem đáp án » 23/08/2022 458

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây không đúng với định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng ?

Xem đáp án » 23/08/2022 297

Câu 13:

Một khung dây hình tròn có diện tích S=2cm2 đặt trong từ trường có cảm ứng từ B=5.10-2T, các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Từ thông qua mặt phẳng khung dây là

Xem đáp án » 23/08/2022 278

Câu 14:

Một hình vuông có cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=4.10-4T. Từ thông qua diện tích hình vuông đó bằng 10-6Wb. Góc α hợp bởi véctơ cảm ứng từ với pháp tuyến hình vuông đó bằng

Xem đáp án » 23/08/2022 266

Câu 15:

Một khung dây hình chữ nhật có chiều dài 25cm, được đặt vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều có B=4.10-3T. Từ thông xuyên qua khung dây là 10-4Wb, chiều rộng của khung dây nói trên là

Xem đáp án » 23/08/2022 224

LÝ THUYẾT

1. Từ thông

a. Định nghĩa

Từ thông là số đường sức từ xuyên qua diện tích S đặt trong từ trường đều:

                                                            Φ = BScosα

Từ thông qua khung dây có N vòng dây: Φ = NBScosα

Trong đó:

+ α: góc tạo bởi pháp tuyến n và B  

+ Φ: từ thông xuyên qua diện tích S (Wb)

+ B: từ trường (T)

+ N: số vòng dây của khung dây

- Đơn vị từ thông là vêbe (Wb): 1 Wb = 1 T.m2.

- Các trường hợp đặc biệt:

                                                       Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (ảnh 1)

2. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Khi từ thông qua một mạch kín biến thiên thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng là hiện tượng cảm ứng điện từ.

                                                 Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (ảnh 1)

3. Định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng

- Định luật Len-xơ: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.

Ví dụ:

+ Đưa nam châm lại gần vòng dây kín (C), dòng điện cảm ứng xuất hiện có chiều sao cho từ trường do nó tạo ra có tác dụng chống lại sự tăng của từ thông ban đầu.

                                                Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (ảnh 1)

+ Đưa nam châm ra xa vòng dây kín (C), dòng điện cảm ứng xuất hiện có chiều sao cho từ trường do nó tạo ra có tác dụng chống lại sự giảm của từ thông ban đầu.

                                                 Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (ảnh 1)

- Khi từ thông qua (C) biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.

4. Dòng điện Fu – cô

a. Thí nghiệm

- Cho tấm kim loại (đồng hay nhôm) dao động trong từ trường của nam châm. Tấm kim loại chỉ dao động trong một khoảng thời gian rồi dừng lại.

- Cho tấm kim loại có rãnh xẻ dao động giữa hai cực của nam châm nó sẽ dao động được lâu hơn.

                                                       Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (ảnh 1)

b. Định nghĩa

Dòng điện cảm ứng được sinh ra ở trong khối vật dẫn khi vật chuyển động trong từ trường hay được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian là dòng điện Fu – cô.

                                                   Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (ảnh 1)

c. Tính chất và công dụng của dòng Fu-cô:

- Ứng dụng của dòng điện Fu-cô:

 + Bộ phanh điện từ của những ô tô hạng nặng.

                                                          Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (ảnh 1)

+ Lò cảm ứng để nung nóng kim loại.

                                                           Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (ảnh 1)

+ Dòng Fu – cô cũng được ứng dụng trong một số lò tôi kim loại.

                                                                Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (ảnh 1)

- Trong trường hợp dòng điện Fu-cô gây nên những tổn hao năng lượng vô ích. Để giảm tác dụng của dòng Fu-cô, người ta có thể tăng điện trở của khối kim loại bằng cách:

+ Khoét những lỗ trên bánh xe.

                                                        Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (ảnh 1)

+ Thay khối kim loại nguyên vẹn bằng một khối gồm nhiều lá kim loại xếp liền nhau, cách điện với nhau.

                                                          Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (ảnh 1)

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »