IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 742

Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước một thấu kính hội tụ, cho một ảnh thật cách thấu kính 60cm. Nếu thay thấy kính hội tụ bằng thấu kính phân kì có cùng độ lớn tiêu cự và đặt đúng vào chỗ thấu kính hội tụ thì ảnh của AB sẽ nằm cách thấu kính 12cm. Tiêu cự của thấu kính hội tụ là:

A. f = 30cm

B. f = 25cm

C. f = 40cm

D. f = 20cm

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính là ảnh ảo và cách vật 40 cm. Khoảng cách từ AB đến thấu kính có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án » 23/08/2022 5,108

Câu 2:

Một thấu kính phân kì có tiêu cự f=-30cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính cho ảnh cách vật 15cm. Vị trí của vật là:

Xem đáp án » 23/08/2022 1,978

Câu 3:

Vật AB=10cm là một đoạn thẳng song song với trục chính của một thấu kính hội tụ mỏng tiêu cự f=20cm. B gần thấu kính và cách thấu kính 30cm. Khoảng cách AB tới trục chính của thấu kính là h=3cm. Độ lớn của ảnh là:

Xem đáp án » 23/08/2022 1,583

Câu 4:

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30cm, Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính là ảnh ảo và cách vật 40cm. Khoảng cách từ AB đến thấu kính có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án » 23/08/2022 1,220

Câu 5:

Một vật sáng AB cho ảnh thật qua một thấu kính hội tụ, ảnh này hứng trên một màn E đặt cách vật một khoảng 180cm, ảnh thu được cao bằng 1/5 vật. Tiêu cự của thấu kính có giá trị:

Xem đáp án » 23/08/2022 720

Câu 6:

Một thấu kính thủy tinh có chiết suất n=1,5 đặt trong không khí có độ tụ 8dp. Khi nhúng thấu kính vào một chất lỏng nó trở thành một thấu kính phân kì có tiêu cự 1m. Chiết suất của chất lỏng là:

Xem đáp án » 23/08/2022 683

Câu 7:

Vật sáng AB đặt song song với một màn M, cách màn một đoạn L=45cm. Giữa vật và màn có một thấu kính hội tụ song song với vật và màn, trục chính của thấu kính đi qua A. Giữ cố định vật và màn, di chuyển thấu kính giữa vật và màn thì thấy có hai vị trí thấu kính cho hai ảnh trên màn, ảnh này gấp k=4 lần ảnh kia. Tiêu cự thấu kính là:

Xem đáp án » 23/08/2022 513

Câu 8:

Một máy chiếu sử dụng thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm tạo ảnh thật trên màn có diện tích gấp 400 lần diện tích vật. Thấu kính cách vật và màn bao nhiêu cm?

Xem đáp án » 23/08/2022 457

Câu 9:

Một thấu kính hai mặt lồi cùng bán kính R, khi đặt trong không khí nó có tiêu cự f=30cm. Nhúng chìm thấu kính vào một bể nước, cho trục chính của nó thẳng đứng rồi cho một chùm sáng song song rọi thẳng đứng từ trên xuống thì thấy điểm hội tụ cách thấu kính 80cm. R=? Biết chiết suất của nước là 4/3.

Xem đáp án » 23/08/2022 431

Câu 10:

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phẳng lồi bằng thủy tinh chiết suất n=1,5 bán kính mặt lồi bằng 10cm, cho ảnh rõ nét trên màn đặt cách vật một khoảng L. Khoảng cách ngắn nhất của L là:

Xem đáp án » 23/08/2022 347

Câu 11:

Một màn ảnh đặt song song với vật sáng AB và cách AB một đoạn L=72cm. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f đặt trong khoảng giữa vật và màn sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính, người ta tìm được vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Hai vị trí này cách nhau 48cm, tính tiêu cự của thấu kính?

Xem đáp án » 23/08/2022 336

Câu 12:

Một chiếc phông hình tròn, đường kính 210cm được chiếu sáng vào buổi tối. Để tạo độ sáng dịu trên phông, một học sinh đã lắp trước đèn, cách đèn 3cm một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f=-5cm, đường kính 10cm. Coi đèn là nguồn sáng điểm. Vị trí đặt thấu kính thế nào để ánh sáng qua thấu kính chiếu vừa vặn vào phông?

Xem đáp án » 23/08/2022 314

LÝ THUYẾT

1. Thấu kính. Phân loại thấu kính

- Thấu kính là một khối chất trong suốt (thủy tinh, nhựa …) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.

- Có 2 loại thấu kính:

+ Thấu kính lồi (rìa mỏng) là thấu kính hội tụ (tạo ra chùm tia ló hội tụ khi chùm tia tới là chùm song song).

                                      Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

+ Thấu kính lõm (rìa dày) là thấu kính phân kì (tạo ra chùm tia ló phân kì khi chùm tia tới là chùm song song).

                                       Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

2. Khảo sát thấu kính hội tụ

a. Quang tâm. Tiêu điểm. Tiêu diện

- Quang tâm: Là điểm O nằm chính giữa thấu kính mà mọi tia sáng qua O đều truyền thẳng.

- Trục chính: Là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính.

- Trục phụ: Là các đường thẳng khác (không phải trục chính) đi qua quang tâm O.

                                                        Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

- Tiêu điểm ảnh

+ Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm F’ nằm trên trục chính. Điểm F’ gọi là tiêu điểm ảnh chính của thấu kính.

Lưu ý: Chỉ có duy nhất một tiêu điểm ảnh chính.

                                                        Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

+ Chùm tia tới song song với trục phụ của thấu kính hội tụ thì cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm F’n nằm trên trục phụ. Điểm F’n là tiêu điểm ảnh phụ của thấu kính (n = 1, 2, 3…).

                                                            Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

Lưu ý: Có vô số tiêu điểm ảnh phụ

+ Các tiêu điểm ảnh của thấu kính hội tụ là tiêu điểm ảnh thật vì hứng được trên màn.

- Tiêu điểm vật:

+ Tiêu điểm vật chính F là điểm nằm trên trục chính, đối xứng với F’ qua quang tâm O. Khi chùm tia tới xuất phát từ F sẽ cho chùm tia ló song song với trục chính.

                                                         Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

+ Tiêu điểm vật phụ Fn (n = 1, 2, 3…) là điểm nằm trên trục phụ, đối xứng với F'n qua quang tâm O. Chùm tia tới xuất phát từ Fn sẽ cho chùm tia ló song song với trục phụ.

                                                        Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

- Vị trí của tiêu điểm ảnh hoặc tiêu điểm vật phụ thuộc vào chiều truyền ánh sáng.

- Theo chiều truyền ánh sáng, tiêu điểm ảnh của thấu kính hội tụ nằm phía sau thấu kính, tiêu điểm vật nằm phía trước thấu kính.

                                                        Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

- Tiêu diện

+ Tiêu diện là mặt phẳng vuông góc với trục chính và qua tiêu điểm chính.

+ Mỗi thấu kính có hai tiêu diện: Tiêu diện ảnh và tiêu diện vật

                                                Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

b. Tiêu cự. Độ tụ

- Tiêu cự của thấu kính: f = OF'¯

                                                        Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

Quy ước đối với thấu kính hội tụ: f  > 0 (ứng với tiêu điểm ảnh F’ thật).

- Độ tụ của thấu kính:

                                                                     D=1f

Trong đó:

+ f là tiêu cực (m).

+ D là độ tụ (dp).

3. Khảo sát thấu kính phân kì

a. Quang tâm. Tiêu điểm. Tiêu diện

- Quang tâm, trục chính, trục phụ của thấu kính phân kì tương tự như thấu kính hội tụ

                                                        Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

- Tiêu điểm ảnh

+ Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì thì có đường kéo dài của chùm tia ló hội tụ tại một điểm F’ nằm trên trục chính. Điểm F’ gọi là tiêu điểm ảnh chính của thấu kính.

                                                       Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

Lưu ý: Chỉ có duy nhất một tiêu điểm ảnh chính.

+ Chùm tia tới song song với trục phụ của thấu kính phân kì thì có đường kéo dài của chùm tia ló hội tụ tại một điểm F'n nằm trên trục phụ. Điểm F'n là tiêu điểm ảnh phụ của thấu kính (n = 1, 2, 3…).

Lưu ý: Có vô số tiêu điểm ảnh phụ

                                                           Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

- Tiêu điểm vật

+ Tiêu điểm vật chính F là điểm nằm trên trục chính, đối xứng với F’ qua quang tâm O. Khi đường kéo dài của chùm tia tới xuất phát từ F sẽ cho chùm tia ló song song với trục chính.

                                                        Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

+ Tiêu điểm vật phụ Fn (n = 1, 2, 3…) là điểm nằm trên trục phụ, đối xứng với F'n qua quang tâm O. Chùm tia tới xuất phát từ Fn sẽ cho chùm tia ló song song với trục phụ.

                                                         Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

- Vị trí của tiêu điểm ảnh hoặc tiêu điểm vật phụ thuộc vào chiều truyền ánh sáng.

- Theo chiều truyền ánh sáng, tiêu điểm ảnh của thấu kính phân kì nằm phía trước thấu kính, tiêu điểm vật nằm phía sau thấu kính.

- Tiêu diện

                                     Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

- Các tiêu điểm và tiêu diện của thấu kính phân kì đều là ảo, được tạo bởi đường kéo dài của các tia sáng.

b. Tiêu cự. Độ tụ

- Tiêu cự của thấu kính: f = OF'¯

                                                     Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

Đối với thấu kính phân kì: f < 0 (ứng với tiêu điểm ảnh F’ ảo).

- Độ tụ của thấu kính:

                                                                 D=1f

Trong đó:

+ f là tiêu cực (m).

+ D là độ tụ (dp).

4. Sự tạo ảnh bởi thấu kính

a. Khái niệm ảnh và vật trong Quang học

- Ảnh điểm là điểm đồng quy của chùm tia ló hay đường kéo dài của chúng.

+ Ảnh điểm là thật nếu chùm tia ló hội tụ.

+ Ảnh điểm là ảo nếu chùm tia ló phân kì.

                                             Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

- Vật điểm là điểm đồng quy của chùm tia tới hay đường kéo dài của chúng.

+ Vật điểm là thật nếu chùm tia tới là chùm phân kì.

+ Vật điểm là ảo nếu chùm tia tới là chùm hội tụ.

                                            Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

b. Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính

- Các tia đặc biệt:

+ Tia tới đi qua quang tâm O thì truyền thẳng.

+ Tia tới song song với trục chính thì tia ló hoặc đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh chính F’.

+ Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính F hoặc đường kéo dài đi qua F thì tia ló song song với trục chính.

- Tia bất kì:

+ Cách 1:

• Vẽ trục phụ song song với tia tới.

• Xác định tiêu điểm ảnh phụ.

• Tia ló (đường kéo dài) đi qua tiêu điểm ảnh phụ

+ Cách 2:

• Vẽ tiêu điểm vật phụ.

• Vẽ trục phụ đi qua tiêu điểm vật phụ đó.

• Tia ló song song với trục phụ.

- Xác định ảnh bằng cách vẽ đường đi của tia sáng.

                                                           Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

                                                           Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

c. Các trường hợp ảnh tạo bởi thấu kính

Xét vật thật:

                          Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

5. Các công thức về thấu kính

- Quy ước:

OA¯ = d  ( Vật thật: d > 0; vật ảo: d < 0 (không xét)).

OA'¯ = d' (Ảnh thật: d’ > 0; Ảnh ảo: d’ < 0).

- Chiều và độ lớn của ảnh được xác định bằng số phóng đại ảnh là k

                                                                   k=A'B'¯AB¯

+ k > 0: Vật và ảnh cùng chiều (trái tính chất).

+ k < 0: Vật và ảnh ngược chiều (cùng tính chất).

a. Công thức xác định vị trí ảnh

                                                              1d+1d'=1f

b. Công thức xác định số phóng đại ảnh

                                                                k=d'd

6. Công dụng của thấu kính

- Thấu kính có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống và trong khoa học.

- Khắc phục tật của mắt cận sử dụng thấu kính hội tụ; khắc phục tật mắt viễn và mắt lão sử dụng thấu kính hội tụ.

                                                     Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

- Kính lúp dùng để quan sát các vật có kích thước nhỏ, có thể phóng đại hình ảnh vật từ 3 lần đến 20 lần.

                                              Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

- Máy ảnh, máy ghi hình (camera) sử dụng thấu kính hội tụ để thu được ảnh thật.

                                                      Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

- Kính hiển vi để quan sát các vật có kích thước rất nhỏ, có thể phóng đại hình ảnh vật từ 40 đến 3000 lần.

                                                          Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

- Kính thiên văn, ống nhòm giúp quan sát những vật ở xa.

                                             Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

- Máy quang phổ để quan sát và xác định các thành phần của một nguồn sáng.

                                           Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1) Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

- Đèn chiếu sử dụng thấu kính lõm để tạo ra các chùm sáng song song hoặc hội tụ.

                                                Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)Bài 29: Thấu kính mỏng (ảnh 1)

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »