Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 299

Chất X có các đặc điểm sau: Phân tử có nhiều nhóm OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brôm. Chất X là

A. Saccarozơ.

B. Glucozơ.

C. Mantozơ.

Đáp án chính xác

D. Xenlulozơ.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án C

A sai vì saccarozo không làm mất màu nước brom

B sai vì glucozo không có liên kết glicozit

C đúng

D sai vì xenlulozo không làm mất màu nước brom, không có vị ngọt

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong phân tử amilozơ các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết nào?

Xem đáp án » 24/08/2022 1,545

Câu 2:

Gluxit (cacbohiđrat) chứa một gốc glucozơ và một gốc fructozơ trong phân tử là:

Xem đáp án » 24/08/2022 1,151

Câu 3:

Tính chất của saccarozơ là: Tan trong nước (1); chất kết tinh không màu (2); khi thuỷ phân tạo thành fructozơ và glucozơ (3); tham gia phản ứng tráng gương (4); phản ứng với Cu(OH)2 (5). Những tính chất đúng là:

Xem đáp án » 24/08/2022 1,014

Câu 4:

Dãy các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là:

Xem đáp án » 24/08/2022 806

Câu 5:

Đường saccarozơ (đường mía) thuộc loại saccarit nào?

Xem đáp án » 24/08/2022 785

Câu 6:

Tinh bột trong gạo nếp chứa khoảng 98% là:

Xem đáp án » 24/08/2022 731

Câu 7:

Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là:

Xem đáp án » 24/08/2022 724

Câu 8:

Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là:

Xem đáp án » 24/08/2022 540

Câu 9:

Thành phần chính của màng tế bào thực vật là

Xem đáp án » 24/08/2022 374

Câu 10:

Chất không tan được trong nước lạnh là:

Xem đáp án » 24/08/2022 308

Câu 11:

Mantozơ chứa hai loại monosaccarit nào?

Xem đáp án » 24/08/2022 272

Câu 12:

Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là:

Xem đáp án » 24/08/2022 250

Câu 13:

Trong các tính chất sau, tính chất không phải của saccarozơ là:

Xem đáp án » 24/08/2022 241

Câu 14:

Trong các khẳng định sau, khẳng định đúng là

Xem đáp án » 24/08/2022 234

LÝ THUYẾT

I. Saccarozơ (C12H22O11)

 - Saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt.

Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (ảnh 1)

Một số loại thực vật chứa nhiều saccarozơ

- Tùy theo nguồn gốc thực vật, các thương phẩm từ saccarozơ có tên là đường mía, đường củ cải, …

1. Tính chất vật lí

- Saccarozơ là chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, nóng chảy ở 185oC.

- Saccarozơ tan tốt trong nước, độ tan  tăng nhanh theo nhiệt độ (ở 20oC, 100ml nước hòa tan 211,5 gam saccarozơ; ở 90oC, 100ml nước hòa tan 420 gam saccarozơ).

Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (ảnh 1)

Đường saccarozơ

2. Cấu tạo phân tử

- Saccarozơ không có phản ứng tráng bạc và không làm mất màu nước brom, chứng tỏ phân tử không có nhóm CHO.

- Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với H2SO4 loãng được dung dịch có phản ứng tráng bạc do trong dung dịch thu được sau khi đun có glucozơ và fructozơ.

⇒ Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.

Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (ảnh 1)

3. Tính chất hóa học

Vì không có nhóm chức anđehit (-CH=O) nên saccarozơ không có tính khử như glucozơ nhưng có tính chất của ancol đa chức. Mặt khác, do được cấu tạo từ 2 gốc monosaccarit nên saccarozơ có phản ứng thủy phân.

a. Phản ứng với Cu(OH)2

Dung dịch saccarozơ hòa tan kết tủa Cu(OH)2 thành dung dịch phức đồng saccarat màu xanh lam:

 2 C12H22O11  + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

b. Phản ứng thủy phân

Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ khi:

+ Đun nóng với dung dịch axit vô cơ.

+ Có xúc tác enzim trong hệ tiêu hóa của người.

  C12H22O11  +  H2­O  H+, t   C6H12O6 (glucozơ)   +   C6H12O6 (fructozơ) 

4. Sản xuất và ứng dụng  

a. Sản xuất

Saccarozơ được sản xuất từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt. Ở nước ta, quy trình sản xuất saccarozơ từ cây mía gồm các công đoạn chính sau:

Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (ảnh 1)

b. Ứng dụng 

 - Saccarozơ là thực phẩm quan trọng của con người.

- Trong công nghiệp thực phẩm saccarozơ là nguyên liệu để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát...

- Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc.

- Ngoài ra, saccarozơ còn là nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ và frutozơ dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích.

II. Tinh bột

1. Tính chất vật lý

- Tinh bột là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh.

- Trong nước nóng, hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.

- Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc, củ (khoai, sắn …), quả (táo, chuối xanh)…

Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (ảnh 1)

Lương thực, thực phẩm giàu tinh bột

2. Cấu trúc phân tử

Tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích α – glucozơ liên kết với nhau và có công thức là (C6H10O5)n. Các mắt xích α – glucozơ liên kết với nhau thành hai dạng: amilozơ và aminopectin.

Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (ảnh 1)

- Phân tử amilozơ

+ Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch dài, không phân nhánh và xoắn lại.

+ Amilozơ có phân tử khối lớn, vào khoảng 200 000.

- Phân tử amilopectin

+ Có cấu trúc mạch phân nhánh, do các đoạn α – glucozơ tạo nên.

+ Mỗi đoạn gồm 20 đến 30 mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit.

+ Các đoạn mạch liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,6 – glicozit.

+ Amilopectin có phân tử khối rất lớn khoảng 1 000 000 – 2 000 000, chính vì vậy amilopectin không tan trong nước cũng như các dung môi thông thường.

- Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp:

6nCO2 + 5nH2O as  (C6H10O5)n + 6nO2 

Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (ảnh 1)

3. Tính chất hóa học

a. Phản ứng thủy phân

- Đun nóng tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng sẽ thu được glucozơ:

          (C6H10O5)n  + nH2O H+, t nC6H12O6

- Trong cơ thể người và động vật, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ thành các enzim.

b. Phản ứng màu với iot

- Do cấu tạo mạch ở dạng xoắn, có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.

Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (ảnh 1)

Tác dụng của hồ tinh bột với iot

- Đun nóng thì thấy mất màu, để nguội thì màu xanh tím lại xuất hiện.

4. Ứng dụng

 - Tinh bột là một trong những dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật.

- Trong công nghiệp tinh bột được dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ và hồ dán.

- Trong cơ thể người, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ nhờ các enzim trong nước bọt và ruột non. Phần lớn glucozơ được hấp thụ trực tiếp qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể; phần còn dư lại được chuyển về gan. Ở gan, glucozơ được tổng hợp lại nhờ enzim thành glicogen dự trữ cho cơ thể.

III. Xenlulozơ

1. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên

- Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước và trong dung môi hữu cơ thông thường như benzen, ete … nhưng tan trong nước svayde (dung dịch thu được khi hòa tan Cu(OH)2 trong NH3).

- Xenlulozơ là thành phần chính tạo ra lớp màng tế bào thực vật, bộ khung của cây cối.

- Xenlulozơ có nhiều trong bông nõn (95 – 98%), đay, gai, tre, nứa (50 – 80 %), gỗ (40 – 50 %)…

Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (ảnh 1)

Xenlulozơ có nhiều trong bông nõn

2. Cấu trúc phân tử

- Xenlulozơ là polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc β – glucozơ  liên kết với nhau thành mạch kéo dài, có phân tử khối rất lớn, vào khoảng 2 000 000. Nhiều mạch xenlulozơ ghép lại với nhau thành sợi xenlulozơ.

 

Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (ảnh 1)

Sợi xenlulozơ

- Khác với tinh bột, xenlulozơ chỉ có cấu tạo mạch không phân nhánh mỗi gốc C6H10O5 ó 3 nhóm OH, nên có thể viết (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n.

Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (ảnh 1)

3. Tính chất hóa học

a. Phản ứng thủy phân

- Đun nóng xenlulozơ với dung dịch axit vô cơ đặc sẽ thu được glucozơ:

(C6H10O5)n  + nH2O H+, t nC6H12O6

-  Phản ứng  thủy phân xenlulozơ cũng xảy ra nhờ enzim xenlulaza (trong dạ dày trâu, bò…). Cơ thể con người không đồng hóa được xenlulozơ.

b. Phản ứng với axit nitric

- Đun nóng xenlulozơ trong hỗn hợp axit nitric đặc và axit sunfuric đặc thu được xenlulozơ trinitrat:

[C6H7O2(OH)3]n +  3nHN­O3 đặc  H2SO4, t  [C6H7O2(ONO2)3]n  + 3nH2O    

- Xenlulozơ trinitrat rất dễ cháy và nổ mạnh không sinh ra khói nên được dùng làm thuốc súng không khói.    

4. Ứng dụng

- Những nguyên liệu chứa xenlulozơ (bông, đay, gỗ …) thường được dùng trực tiếp (kéo sợi dệt vải, trong xây dựng, làm đồ gỗ …) hoặc chế biến thành giấy.

- Xenlulozơ còn là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo như tơ visco, tơ axetat, chế tạo thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh.

Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (ảnh 1)

Một số ứng dụng của xenlulozơ

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »