Điều nào sau đây là sai khi nói về nguyên tắc phát và thu sóng điện từ?
A. Không thể có một thiết bị vừa thu vừa phát sóng điện từ
B. Để thu sóng điện từ cần dùng một ăng ten
C. Nhờ có ăng ten mà ta có thể chọn lọc được sóng cần thu
D. Để phát sóng điện từ phải mắc phối hợp một máy dao động điều hoà với một ăng ten
Đáp án A
A – sai vì: có thiết bị có thể vừa thu và phát sóng điện từ như điện thoại,…
B, C, D - đúng
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nếu quy ước: 1 – chọn sóng, 2 – tách sóng, 3 - khuyếch đại âm tần,4 – khuyếch đại cao tần, 5 – chuyển thành sóng âm. Việc thu sóng điện từ trong máy thu thanh phải qua các giai đoạn nào, với thứ tự nào?
Dao động điện từ trong mạch chọn sóng của máy thu khi máy thu bắt sóng là:
Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?
Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?
Trong sơ đồ khối của máy thu thanh vô tuyến điện đơn giản không có bộ phận nào dưới đây?
Giữa hai mạch dao động xuất hiện hiện tượng cộng hưởng, nếu các mạch đó có:
1. Nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
- Phải dùng các sóng điện từ cao tần.
+ Những sóng vô tuyến dùng để tải các thông tin gọi là các sóng mang.
+ Trong vô tuyến truyền thanh, người ta dùng sóng mang có bước sóng từ vài m đến vài trăm m.
+ Trong vô tuyến truyền hình, người ta dùng sóng mang có bước sóng ngắn hơn nhiều ( < 1m )
- Phải biến điệu các sóng mang.
Cách biến điệu:
+ Dùng micrô để biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số: sóng âm tần.
+ Dùng mạch biến điệu để “trộn” sóng âm tần với sóng mang: biến điện sóng điện từ.
- Ở nơi thu, phải dùng mạch tách sóng để tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa.
- Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, ta phải khuyếch đại chúng bằng các mạch khuyếch đại.
2. Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản
(1): Micrô: Tạo ra dao động điện âm tần.
(2): Mạch phát sóng điện từ cao tần: Phát dao động điện từ tần số cao (cỡ MHz).
(3): Mạch biến điệu: Trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần.
(4): Mạch khuyếch đại: Khuyếch đại dao động điện từ cao tần đã được biến điệu.
(5): Anten phát: Tạo ra sóng điện từ cao tần lan truyền trong không gian.
3. Sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản
(1) Anten thu: Thu sóng điện từ cao tần biến điệu.
(2) Mạch chọn sóng: Chọn lấy sóng cao tần có chứa dao động âm tần cần thu.
(3) Mạch tách sóng: Tách dao động điện từ âm tần ra khỏi dao động điện từ cao tần.
(4) Mạch khuyếch đại dao động điện từ âm tần: Khuyếch đại dao động điện từ cao tần đã tách sóng.
(5) Loa: Biến dao động điện thành dao động âm.