IMG-LOGO

Câu hỏi:

08/07/2024 224

Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng vân sẽ:

A. Giảm đi khi tăng khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát

B. Giảm đi khi tăng khoảng cách hai khe

Đáp án chính xác

C. Không thay đổi khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát

D. Tăng lên khi tăng khoảng cách giữa hai khe

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Ta có: i=λDa => Khi a tăng thì i giảm

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong thí nghiệm Y-âng, vân tối thứ nhất xuất hiện ở trên màn tại các vị trí cách vân sáng trung tâm là:

Xem đáp án » 24/08/2022 6,770

Câu 2:

Hai nguồn sáng kết hợp là hai nguồn phát ra hai sóng:

Xem đáp án » 24/08/2022 3,043

Câu 3:

Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo:

Xem đáp án » 24/08/2022 1,094

Câu 4:

Trong thí nghiệm Y-âng, vân sáng bậc hai xuất hiện ở trên màn tại các vị trí mà hiệu đường đi của ánh sáng từ hai nguồn đến các vị trí đó bằng

Xem đáp án » 24/08/2022 540

Câu 5:

Công thức để xác định vị trí vân sáng trên màn trong hiện tượng giao thoa:

Xem đáp án » 24/08/2022 524

Câu 6:

Trong hiện tượng giao thoa với khe y-âng, khoảng cách giữa hai nguồn là a, khoảng cách từ hai nguồn đến màn là D, x là khoảng cách từ 0 đến vân sáng ở M. Hiệu đường đi được xác định bằng công thức nào trong các công thức sau:

Xem đáp án » 24/08/2022 487

Câu 7:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D. Khi nguồn sóng phát bức xạ đơn sắc có bước sóng λ thì khoảng vân giao thoa trên màn là i. Hệ thức nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 24/08/2022 456

Câu 8:

Hiện tượng giao thoa sóng ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn:

Xem đáp án » 24/08/2022 453

Câu 9:

Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc là 600nm, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Khoảng vân quan sát trên mà có giá trị bằng:

Xem đáp án » 24/08/2022 343

Câu 10:

Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, người ta sử dụng nguồn sáng gồm các ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng, chàm và lam. Vân sáng gần vân trung tâm nhất là vân sáng của ánh sáng màu

Xem đáp án » 24/08/2022 295

Câu 11:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát

Xem đáp án » 24/08/2022 219

LÝ THUYẾT

1. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng

+ Thí nghiệm: dùng một nguồn sáng S đặt trước một lỗ tròn nhỏ O, khoét trên một hộp kín. Quan sát vùng sáng ở thành đối diện.

Bài 25: Giao thoa ánh sáng (ảnh 1)

+ Kết quả thí nghiệm: Nếu ánh sáng truyền thẳng thì trên thành sẽ có một vệt sáng tròn đường kính là D. Nhưng thực tế ta lại thấy một vệt sáng tròn có đường kính D’ > D. Lỗ O càng nhỏ D’ càng lớn hơn nhiều so với D.

Bài 25: Giao thoa ánh sáng (ảnh 1)

+ Hiện tượng nhiễu xạ là: hiện tượng ánh sáng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản.

+ Giải thích hiện tượng: để giải thích hiện tượng này ta thừa nhận: mỗi chùm sáng đơn sắc được coi là một sóng có bước sóng xác định.

2. Hiện tượng giao thoa ánh sáng

a. Thí nghiệm

         Cho ánh sáng chiếu từ nguồn sáng Đ, qua kính lọc sắc F và khe hẹp S chiếu vào hai khe hẹp S1, S2 cách nhau một khoảng a. Quan sát hình ảnh hứng được trên màn E cách hai khe S1, S2 một khoảng D, ta thấy các vân sáng và vân tối xen kẽ nhau. Đó là hiện tượng giao thoa ánh sáng.

Điều kiện về nguồn kết hợp: Hai sóng từ hai nguồn phải cùng tần số (cùng bước sóng) và có hiệu số pha hai nguồn không đổi theo thời gian.

Bài 25: Giao thoa ánh sáng (ảnh 1)

Kết quả thí nghiệm: trong vùng hai chùm sáng gặp nhau đúng ra đều phải sáng nhưng ta lại thấy có những vạch tối và vạch sáng xen kẽ nhau. Giống như hiện tượng giao thoa sóng cơ, buộc ta thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng. Những vạch tối là chỗ hai sóng ánh sáng triệt tiêu lẫn nhau, những vạch sáng là chỗ hai sóng ánh sáng tăng cường lẫn nhau. Hệ vân sáng, tối xen kẽ nhau được gọi là hệ vân giao thoa của hai sóng ánh sáng.

b. Vị trí các vân sáng – vân tối

Bài 25: Giao thoa ánh sáng (ảnh 1)

- Điều kiện có vân sáng: d2d1=axD=kλk=0,±1,±2...

+ Vị trí vân sáng thứ k: x=kλDa;k=0,±1,±2...

 Tại O (x = 0) ta có vân sáng ứng với k = 0, gọi là vân sáng trung tâm (còn gọi là vân sáng chính giữa hay vân bậc 0). Ở hai bên vân sáng trung tâm là các vân sáng bậc 1 ứng với k=±1, vân sáng bậc 2 ứng với k=±2...

- Điều kiện có vân tối: d2d1=axD=k+12λk=0,±1,±2...

+ Vị trí vân tối: x=k+12λDa;k=0,±1,±2...

Ở hai bên vân sáng trung tâm, vân tối thứ 1 ứng với k = 0 và k = -1;

vân tối thứ 2 ứng với k = 1 và k = -2; …..

- Khoảng vân: Khoảng cách giữa 2 vân sáng hoặc 2 vân tối liên tiếp trên màn: i=λDa

+ Vị trí vân sáng: x=ki   k=0,±1,±2...

+ Vị trí vân tối: x=k+12i     k=0,±1,±2...

c. Ứng dụng:

- Đo bước sóng của ánh sáng.

- Đo các đại lượng D, a, i khi bước sóngλ=aiD

d. Mối liên hệ giữa bước sóng của ánh sáng và màu sắc.

Các kết quả thực nghiệm cho thấy:

- Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng hoặc tần số trong chân không hoàn toàn xác định. Khi truyền trong các môi trường trong suốt thì tốc độ của ánh sáng giảm đi, nhưng chu kì hay tần số của sóng ánh sáng vẫn không đổi nên bước sóng sẽ giảm.

- Ánh sáng khả kiến (ánh sáng nhìn thấy) có bước sóng trong khoảng: 380÷760 nm.

Bài 25: Giao thoa ánh sáng (ảnh 1)

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »