IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 621

Xà phòng hoá chất nào sau đây thu được glixerol?

A. tristearin 

Đáp án chính xác

B. metyl axetat 

C. metyl fomat 

D. benzyl axetat

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án A

Xà phòng hóa chất béo thu được glixerol.

Trong 4 đáp án chỉ có tristearin là chất béo.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 0,92 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH). Giá trị của m là

Xem đáp án » 24/08/2022 20,449

Câu 2:

Chất nào sau đây có phân tử khối lớn nhất?

Xem đáp án » 24/08/2022 6,797

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án » 24/08/2022 6,252

Câu 4:

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

Xem đáp án » 24/08/2022 4,767

Câu 5:

Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH. Tính khối lượng glixerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?

Xem đáp án » 24/08/2022 4,299

Câu 6:

Triolein không phản ứng với chất nào sau đây? 

Xem đáp án » 24/08/2022 4,046

Câu 7:

Có các nhận định sau:

1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài không phân nhánh.

2. Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit, . . .

3. Chất béo là các chất lỏng.

4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.

5. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.

Các nhận định đúng là

Xem đáp án » 24/08/2022 2,411

Câu 8:

Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng

Xem đáp án » 24/08/2022 1,361

Câu 9:

Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa bằng nước cứng vì nguyên nhân nào sau đây?

Xem đáp án » 24/08/2022 1,181

Câu 10:

Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị thuỷ phân thành

Xem đáp án » 24/08/2022 712

Câu 11:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

Xem đáp án » 24/08/2022 548

Câu 12:

Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức cấu tạo của ba muối là

Xem đáp án » 24/08/2022 493

Câu 13:

Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức chứa mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a); Hiđro hoá m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2

Xem đáp án » 24/08/2022 388

Câu 14:

Cho sơ đồ chuyển hoá:

Tên của Z là : Triolein+H2 dư,Ni,toCX+NaOH dư,toCY+HClZ

Xem đáp án » 24/08/2022 279

LÝ THUYẾT

I. Khái niệm

- Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.

- Về mặt cấu tạo, phần lớn lipit là các este phức tạp, bao gồm chất béo (còn gọi là triglixerit); sáp; steroit và photpholipit …

II. Chất béo

1. Khái niệm

- Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

- Chú ý: Axit béo là axit đơn chức, có mạch cacbon dài, không phân nhánh. Các axit béo

thường có trong chất béo:

+ Axit panmitic: C15H31COOH

+ Axit stearic: C17H35COOH

+ Axit oleic: C17H33COOH

+ Axit linoleic: C17H31COOH

+ Axit linolenoic: C17H29COOH

- Công thức cấu tạo chung của chất béo:

 hoặc

(Trong đó R1; R2; R3 là gốc hiđrocacbon, có thể giống hoặc khác nhau).

Bài 2: Lipit (ảnh 1)

Hình 1: Mô hình phân tử chất béo

- Một số chất béo thường gặp:

+ Tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5

+ Tristearin: (C17H35COO)3C3H5

+ Triolein: (C17H33COO)3C3H5

+ Trilinolein: (C17H31COO)3C3H5

+ Trilinolenin: (C17H29COO)3C3H5

- Mỡ động vật (bò, lợn, gà …), dầu thực vật (dầu lạc, dầu cọ, dầu oliu …) có thành phần chính là chất béo.

Bài 2: Lipit (ảnh 1)

Hình 2: Một số nguồn cung cấp chất béo

2. Tính chất vật lý

- Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn.

+  Các chất béo chứa chủ yếu các gốc axit béo no thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng, như mỡ động vật.

+ Các chất béo chứa chủ yếu các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu, thường có nguồn gốc thực vật hoặc từ động vật máu lạnh như dầu cá…

- Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực như benzen, xăng, ete…

Bài 2: Lipit (ảnh 1)

Hình 3: Tính tan của chất béo trong

a) Nước

b) Benzen

3. Tính chất hóa học

Về cấu tạo, chất béo là trieste nên có tính chất của este nói chung như: tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit, phản ứng xà phòng hóa và phản ứng ở gốc hiđrocacbon.

a. Phản ứng thủy phân trong môi trường axit

- Khi đun nóng chất béo với nước có xúc tác axit, chất béo bị thủy phân tạo ra glixerol và các axit béo:

Bài 2: Lipit (ảnh 1)

- Ví dụ:

(C15H31COO)3C3H5 + 3H2O   C3H5(OH)3 + 3C15H31COOH

b. Phản ứng xà phòng hóa            

- Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng.

- Tổng quát:

Bài 2: Lipit (ảnh 1)

- Ví dụ:

(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH t C3H5(OH)3 + 3C15H31COONa

- Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch.

- Mở rộng:

+ Chỉ số xà phòng hóa: là số mg KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo.

+ Chỉ số axit: số mg KOH dùng để trung hòa axit tự do có trong 1 gam chất béo.

c. Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng

- Chất béo có chứa các gốc axit béo không no tác dụng với hiđro ở nhiệt độ và áp suất cao

có Ni xúc tác. Khi đó hiđro cộng vào nối đôi C = C. Ví dụ:

Bài 2: Lipit (ảnh 1)

- Phản ứng này được dùng trong công nghiệp để chuyển hóa chất béo lỏng (dầu) thành mỡ rắn thuận tiện cho việc vận chuyển hoặc thành bơ nhân tạo và để sản xuất xà phòng.

d. Phản ứng oxi hóa

Nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.

4. Ứng dụng

- Chất béo có rất nhiều ứng dụng trong đời sống.

+ Chất béo là thức ăn quan trọng của con người. Trong cơ thể người, chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng. Ngoài ra, chất béo còn là nguyên liệu tổng hợp một số chất cần thiết cho cơ thể, đảm bảo sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo.

+ Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol.

+ Ngoài ra, chất béo còn được dùng để sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp … Dầu mỡ sau khi rán, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.

Bài 2: Lipit (ảnh 1)

Hình 4: Một số ứng dụng của chất béo

 

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »