Thứ năm, 09/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

24/08/2022 446

Tia hồng ngoại có khả năng:

A. Giao thoa và nhiễu xạ.

Đáp án chính xác

B. Ion hóa không khí mạnh.

C. Đâm xuyên mạnh.

D. Kích thích một số chất phát

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án A

Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ => có khả năng giao thoa và nhiễu xạ. Không có khả năng: ion hóa không khí mạnh, đâm xuyên mạnh và kích thích một số chất phát quang

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều:

Xem đáp án » 24/08/2022 2,048

Câu 2:

Kết luận nào sau đây là sai?

Xem đáp án » 24/08/2022 1,707

Câu 3:

Trong công nghiệp cơ khí, dựa vào tính chất nào sau đây của tia tử ngoại mà người ta sử dụng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật kim loại:

Xem đáp án » 24/08/2022 1,690

Câu 4:

Thân thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau đây?

Xem đáp án » 24/08/2022 1,251

Câu 5:

Bức xạ (hay tia) hồng ngoại là bức xạ:

Xem đáp án » 24/08/2022 1,058

Câu 6:

Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 24/08/2022 801

Câu 7:

Với f1, f2, f3 lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma thì

Xem đáp án » 24/08/2022 559

Câu 8:

Tia hồng ngoại được dùng

Xem đáp án » 24/08/2022 520

Câu 9:

Trong chân không, tia tử ngoại có bước sóng trong khoảng:

Xem đáp án » 24/08/2022 471

Câu 10:

Trong các máy lọc nước RO ở các hộ gia đình hiện nay, bức xạ được sử dụng để tiêu diệt hoặc làm biến dạng hoàn toàn vi khuẩn là

Xem đáp án » 24/08/2022 377

Câu 11:

Tia tử ngoại không được ứng dụng để:

Xem đáp án » 24/08/2022 343

Câu 12:

Các nguồn nào sau dây không phát ra tia tử ngoại:

Xem đáp án » 24/08/2022 320

Câu 13:

Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là

Xem đáp án » 24/08/2022 311

Câu 14:

Trong chân không, các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.109m đến 3.107m là

Xem đáp án » 24/08/2022 291

LÝ THUYẾT

1. Phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại

Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (ảnh 1)

− Đưa mối hàn của cặp nhiệt điện:

+ Vùng từ Đ → T: kim điện kế bị lệch.

+ Đưa ra khỏi đầu Đ (A): kim điện kế vẫn lệch.

+ Đưa ra khỏi đầu T (B): kim điện kế vẫn tiếp tục lệch.

+ Thay màn M bằng một tấm bìa có phủ bột huỳnh quang, thì thấy ở phn màu tím và phần kéo dài của quang phổ khỏi màu tím phát sáng rất mạnh.     

− Vậy, ở ngoài quang phổ ánh sáng nhìn thấy được, ở cả hai đầu đỏ và tím, còn có những bức xạ mà mắt không trông thấy, nhưng mối hàn của cặp nhiệt điện và bột huỳnh quang phát hiện được.

− Bức xạ ở điểm A: bức xạ (hay tia) hồng ngoại.

− Bức xạ ở điểm B: bức xạ (hay tia) tử ngoại.

2. Bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tử ngoại

a. Bản chất     

Tia hồng ngoại (0,76 µm – 10−3 m) và tia tử ngoại (0,38 µm – 10−9 m) có cùng bản chất với ánh sáng thông thường (bn chất là sóng điện từ) và chỉ khác ánh sáng thông thường ở chỗ đều không nhìn thấy được.

b. Tính chất

Chúng tuân theo các định luật: truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.

3. Tia hồng ngoại

a. Cách tạo ra

− Mọi vật có nhiệt độ cao hơn 0 K đều phát ra tia hồng ngoại.

− Vật có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh thì phát bức xạ hồng ngoại ra môi trường.

− Nguồn phát tia hồng ngoại thông dụng: bóng đèn dây tóc, bếp ga, bếp than, điôt hồng ngoại...

b. Tính chất và công dụng

− Tác dụng nhiệt rất mạnh ứng dụng trong sấy khô,...

Ví dụ:

Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (ảnh 1)

− Gây một số phản ứng hoá học ứng dụng trong chụp ảnh hồng ngoại.

Ví dụ:

Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (ảnh 1)

− Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần ứng dụng trong điều khiển từ xa dùng tia hồng ngoại.

Ví dụ:

Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (ảnh 1)

− Trong lĩnh vực quân sự (ống nhòm hồng ngoại, camera hồng ngoại, tên lửa tìm mục tiêu..)

Ví dụ:

Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (ảnh 1)

4. Tia tử ngoại

a. Nguồn tia tử ngoại

− Những vật có nhiệt độ cao (từ 2000°C trở lên) đều phát tia tử ngoại.

− Nguồn phát thông thường: hồ quang điện, Mặt trời, phổ biến là đèn hơi thuỷ ngân.

Ví dụ:

Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (ảnh 1)

b. Tính chất

− Tác dụng lên phim ảnh.

− Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

− Kích thích nhiều phản ứng hoá học.

− Làm ion hoá không khí và nhiều chất khí khác.

− Tác dụng sinh học.

c. Sự hấp thụ

− Bị thuỷ tinh hấp thụ mạnh.

− Thạch anh trong suốt với vùng tử ngoại gần ( 0,18μm÷0,38μm).

− Tầng ozon hấp thụ hầu hết các tia tử ngoại có bước sóng dưới 300 nm.

d. Công dụng

− Trong y học: tiệt trùng, chữa bệnh còi xương.

Ví dụ:

Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (ảnh 1)

− Trong công nghiệp thực phẩm: tiệt trùng thực phẩm.

Ví dụ:

Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (ảnh 1)

− Trong công nghiệp cơ khí: tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại bằng cách xoa một lớp dung dịch phát quang lên trên mặt vật, cho chất đó ngấm vào kẽ nứt. Khi chiếu tia tử ngoại vào, những chỗ ấy sẽ sáng lên.

Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (ảnh 1)

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »