IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/07/2024 3,493

Nhóm tia nào sau đây có cùng bản chất sóng điện từ?

A. Tia tử ngoại, tia X, tia catôt.

B. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia catôt.

C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia gamma.

Đáp án chính xác

D. Tia tử ngoại, tia gamma, tia bê ta.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án C

Ta có: tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia gamma, tia X có bản chất là sóng điện từ

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Theo chiều tăng dần của bước sóng các loại sóng điện từ thì ta có sự sắp xếp sau:

Xem đáp án » 24/08/2022 3,325

Câu 2:

Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 24/08/2022 2,858

Câu 3:

Tia X cứng và tia X mềm có sự khác biệt về:

Xem đáp án » 24/08/2022 2,374

Câu 4:

Trong y học, tia X được sử dụng để chụp phim, để chẩn đoán bệnh là dựa vào tính chất

Xem đáp án » 24/08/2022 1,359

Câu 5:

Tìm phát biểu sai.

- Tia Rơn – ghen:

Xem đáp án » 24/08/2022 1,211

Câu 6:

Khả năng đâm xuyên của bức xạ nào mạnh nhất trong các bức xạ sau?

Xem đáp án » 24/08/2022 1,070

Câu 7:

Tia X không có ứng dụng nào sau đây?

Xem đáp án » 24/08/2022 722

Câu 8:

Tia X có bản chất là:

Xem đáp án » 24/08/2022 452

Câu 9:

Trong thí nghiệm tạo tia X ở ống phát tia Rơn – ghen, điện áp đặt vào anôt và catôt của ống là U. Động năng ban đầu của các êlectron khi bứt ra khỏi catôt không đáng kể. Bước sóng nhỏ nhất của các tia X được phát ra sẽ:

Xem đáp án » 24/08/2022 425

Câu 10:

Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là

Xem đáp án » 24/08/2022 358

Câu 11:

Nguyên tắc phát ra tia Rơn – ghen trong ống Rơn – ghen là:

Xem đáp án » 24/08/2022 285

LÝ THUYẾT

1. Phát hiện về tia X

Mỗi khi một chùm catôt − tức là một chùm êlectron có năng lượng ln − đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X.

2. Cách tạo tia X

Bài 28: Tia X (ảnh 1)

− Dùng ống Cu−lít−giơ là một ống thuỷ tinh bên trong là chân không, có gắn 3 điện cực.

+ Dây nung bằng vonfram FF’ làm nguồn êlectron. FF’ được nung nóng bằng một dòng điện làm cho các êlectron phát ra.

+ Catôt K, bằng kim loại, hình chỏm cầu.

+ Anôt A bằng kim loại có khối lượng nguyên tử lớn và điểm nóng chảy cao.

+ Hiệu điện thế giữa A và K cỡ vài chục kV, các êlectron bay ra từ FF’ chuyển động trong Tia X điện trường mạnh giữa A và K đến đập vào A và làm cho A phát ra tia X.

3. Bản chất và tính chất của tia X

a. Bản chất

Tia X là sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ 10−11 m đến 10−8 m.

b. Tính chất

− Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).

− Làm đen kính ảnh.

− Làm phát quang một số chất.

− Làm ion hoá không khí.

− Có tác dụng sinh lí.

c. Công dụng

Tia X được sử dụng nhiều nhất để chiếu điện, chụp điện (vì nó bị xương và các lỗ tổn thương bên trong cơ thể cản mạnh hơn da thịt), để chuẩn đoán bệnh hoặc tìm chỗ xương gãy, mảnh kim loại trong người..., để chữa bệnh (chữa ung thư nông). Nó còn được dùng trong công nghiệp để kiểm tra chất lượng các vật đúc, tìm các vết nứt, các bọt khí bên trong các vật bằng kim loại; để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay, nghiên cứu cấu trúc vật rắn...

Ví dụ:

Bài 28: Tia X (ảnh 1)

Bài 28: Tia X (ảnh 1)

4. Thang sóng điện từ

Bài 28: Tia X (ảnh 1)

Thang sóng điện từ

+ Sóng vô tuyến điện, tia hồng ngoại, ánh sáng thông thường, tia tử ngoại, tia X và tia gamma, đều có cùng bản chất, cùng là sóng điện từ, chỉ khác nhau về tần số (hay bước sóng). Các sóng này tạo thành một phổ liên tục gọi là thang sóng điện từ.

+ Sự khác nhau về tần số (bước sóng) của các loại sóng điện từ đã dẫn đến sự khác nhau về tính chất và tác dụng của chúng.

+ Toàn bộ phổ sóng điện từ, từ sóng dài nhất (hàng chục km) đến sóng ngắn nhất (cỡ 10−12 ÷ 10−15m) đã được khám phá và sử dụng.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »