Thứ sáu, 03/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 401

Một tấm pin quang điện gồm nhiều pin mắc nối tiếp. Diện tích tổng cộng của các pin nhận năng lượng ánh sáng là 0,6m2. Ánh sáng chiếu vào bộ pin có cường độ 1360W/m2. Dùng bộ pin cung cấp năng lượng cho mạch ngoài, khi cường độ dòng điện là 4A thì điện áp hai cực của bộ pin là 24V. Hiệu suất của bộ pin là:

A. 14,25%.

B. 11,76%.

Đáp án chính xác

C. 12,54%.

D. 16,52%.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nguồn sáng đơn sắc có công suất 1,5W phát ra bức xạ có bước sóng λ = 546nm. Số hạt photon mà nguồn sáng phát ra trong 1 phút gần giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án » 24/08/2022 781

Câu 2:

Năng lượng để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn trong chất bán dẫn Ge là 0,66 eV. Giới hạn quang dẫn (hay giới hạn quang điện trong) của Ge thuộc vùng ánh sáng:

Xem đáp án » 24/08/2022 639

Câu 3:

Một bộ pin quang điện gồm nhiều pin mắc nối tiếp. Diện tích tổng cộng của các pin là 0,4 m2. Dòng ánh sáng chiếu vào bộ pin có cường độ 1000 W/m2. Khi cường độ dòng điện mà bộ pin cung cấp cho mạch ngoài là 2,5A thì điện áp đo được hai cực của bộ pin là 20 V. Hiệu suất của bộ pin là:

Xem đáp án » 24/08/2022 495

Câu 4:

Nguồn sáng đơn sắc có công suất 1,5W phát ra bức xạ có bước sóng λ = 546nm. Số hạt photon mà nguồn sáng phát ra trong 1 phút gần giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án » 24/08/2022 464

Câu 5:

Một chất quang dẫn có giới hạn quang điện là 1,88μm. Lấy c=3.108m/s. Hiện tượng quang điện trong xảy ra khi chiếu vào chất này ánh sáng có tần số nhỏ nhất là:

Xem đáp án » 24/08/2022 463

Câu 6:

Một chất bán dẫn có giới hạn quang dẫn là 5 µm. Biết tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s và hằng số Plank là 6,625.10-34 Js. Tính năng lượng kích hoạt của chất đó.

Xem đáp án » 24/08/2022 427

Câu 7:

Một chất bán dẫn có giới hạn quang dẫn là 0,62μm. Trong số các chùm bức xạ đơn sắc sau đây (có tần số tương ứng là: f1=4,5.1014 Hz; f2=5.1013 Hz; f3=6,5.1013 Hz; f4=6.1014 Hz thì chùm nào có thể gây ra hiện tượng quang điện trong khí chiếu vào chất bán dẫn kể trên?

Xem đáp án » 24/08/2022 411

Câu 8:

Giới hạn quang dẫn của chất CdS là 0,9 μm. Năng lượng tối thiểu của photon ánh sáng có thể gây ra hiện tượng quang dẫn CdS là:

Xem đáp án » 24/08/2022 366

Câu 9:

Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn gọi là năng lượng kích hoạt. Biết năng lượng kích hoạt của PbS là 0,3 eV, lấy h = 6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s, e = 1,6.10-19 C, giới hạn quang dẫn của PbS là:

Xem đáp án » 24/08/2022 297

Câu 10:

Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là 0,78 μm. Chiếu vào chất quang dẫn đó lần lượt có chùm bức xạ đơn sắc có tần số f1=4,5.1014 Hz; f2=5,0.1013 Hz; f3=6,5.1013 Hz và f4=6,0.1014 Hz cho c = 3.108 m/s. Hiện tượng quang dẫn sẽ xảy ra với các chùm bức xạ có tần số.

Xem đáp án » 24/08/2022 263

LÝ THUYẾT

1. Chất quang dẫn và hiện tượng quang điện trong

a. Chất quang dẫn

Là chất bán dẫn có tính chất cách điện khi không bị chiếu sáng và trở thành dẫn điện khi bị chiếu sáng.

                                                                                    Bài 31: Hiện tượng quang điện trong (ảnh 1)

b. Hiện tượng quang điện trong

 Giải thích hiện tượng quang dẫn:

                                                                                           Bài 31: Hiện tượng quang điện trong (ảnh 1)

+ Khi không bị chiếu sáng, các electron trong chất quang dẫn liên kết với các nút mạng tinh thể và hầu như không có electron tự do. Khi bị chiếu sáng, mỗi phôtôn của ánh sáng kích thích sẽ truyền toàn bộ năng lượng cho một electron liên kết làm cho electron giải phóng ra khỏi liên kết trở thành electron tự do đồng thời để lại một lỗ trống. Cả electron và lỗ trống đều tham gia vào quá trình dẫn điện nên chất nói trên trở nên dẫn điện tốt.

 Hiện tượng ánh sáng (hoặc bức xạ điện từ) giải phóng các êlectron liên kết để chúng trở thành các êlectron dẫn đồng thời giải phóng các lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện gọi là hiện tượng quang điện trong.

2. Quang điện trở

Bài 31: Hiện tượng quang điện trong (ảnh 1)

+ Nguyên lí: Người ta phủ lên trên đế cách điện (1) (bằng thủy tinh hay bằng chất dẻo) một lớp bán dẫn mỏng (2), bề dày chừng 20 ÷ 30 µm (như chì sunfua hay cađimi sunfua). Từ hai đầu của lớp bán dẫn, người ta làm các điện cực (3) bằng kim loại và dẫn ra ngoài bằng các dây dẫn (4) ; mạch ngoài nối với điện kế (5), một điện trở tải R và nguồn điện (6). Khi cường độ ánh sáng chiếu vào quang điện trở thay đổi, thì cường độ dòng điện trong mạch cũng thay đổi và hiệu điện thế hai đầu điện trở tải R cũng thay đổi, phù hợp với sự biến thiên của cường độ ánh sáng.

+ Là một điện trở làm bằng chất quang dẫn.

Cấu tạo gồm một sợi dây bằng chất quang dẫn gắn trên một đế cách điện.

Điện trở có thể thay đổi từ vài MΩ → vài chục Ω khi được chiếu sáng thích hợp.

                                                                                                 Bài 31: Hiện tượng quang điện trong (ảnh 1)

3. Pin quang điện

a. Khái niệm: Là một nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. Hiệu suất trên dưới 10%.

b. Cấu tạo:

+ Pin có một tấm bán dẫn loại n, bên trên có phủ một lớp mỏng bán dẫn loại p, trên cùng là một lớp kim loại rất mỏng. Dưới cùng là một đế kim loại. Các kim loại này đóng vai trò các điện cực trơ.

                                                                                     Bài 31: Hiện tượng quang điện trong (ảnh 1)

+ Giữa p và n hình thành một lớp tiếp xúc p − n. Lớp này ngăn không cho e khuếch tán từ n sang p và lỗ trống khuyếch tán từ p sang n → gọi là lớp chặn.

+ Khi chiếu ánh sáng có λλ0 sẽ gây ra hiện tượng quang điện trong. Êlectron đi qua lớp chặn xuống bán dẫn n, lỗ trống bị giữ lại. Kết quả là điện cực kim loại mỏng ở trên nhiễm điện (+) và trở thành điện cực (+) của pin, còn đế kim loại nhiễm điện (−) và trở thành điện cực (−) của pin.

+ Suất điện động của pin quang điện từ 0,5 V → 0,8 V.

c. Ứng dụng

Pin quang điện đã trở thành nguồn cung cấp điện năng cho các vùng sâu, vùng xa ở nước ta, trên các vệ tinh nhân tạo, con tàu vũ trụ, trong các máy đo ánh sáng, máy tính bỏ túi,...

Ví dụ:

- Pin mặt trời

                                                                                          Bài 31: Hiện tượng quang điện trong (ảnh 1)

- Thiết bị trong máy tính bỏ túi

                                                                                              Bài 31: Hiện tượng quang điện trong (ảnh 1)

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »