IMG-LOGO

Câu hỏi:

14/07/2024 306

Tìm phát biểu sai.

A. Sự phát huỳnh quang hay sự phát lân quang được gọi chung là sự phát quang hay sự phát sáng lạnh.

B. Các bức xạ có bước sóng nhỏ hơn 0,4 μm đều có thể kích thích sự phát quang.

C. Trong sự phát quang, ánh sáng phát ra có bước sóng λ' nhỏ hơn bước sóng λ của ánh sáng kích thích

Đáp án chính xác

D. Hiện tượng phát quang của các chất rắn được ứng dụng trong các đèn ống.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Trong sự phát quang, ánh sáng phát ra có bước sóng λ’ lớn hơn bước sóng λ của ánh sáng kích thích.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ánh sáng lân quang là ánh sáng phát quang

Xem đáp án » 24/08/2022 4,542

Câu 2:

Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu lục khi được kích thích phát sáng. Khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì nó có thể phát quang?

Xem đáp án » 24/08/2022 1,158

Câu 3:

Chọn phát biểu đúng về hiện tượng huỳnh quang và lân quang.

Ánh sáng phát ra

Xem đáp án » 24/08/2022 1,016

Câu 4:

Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng phát quang

Xem đáp án » 24/08/2022 704

Câu 5:

Chọn phát biểu đúng về sự phát quang.

Xem đáp án » 24/08/2022 669

Câu 6:

Biết ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng 0,50 μm. Khi chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào dưới đây thì chất đố sẽ không thể phát quang?

Xem đáp án » 24/08/2022 628

Câu 7:

Vật trong suốt có màu đỏ là những vật:

Xem đáp án » 24/08/2022 500

Câu 8:

Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ một photon có thể làm

Xem đáp án » 24/08/2022 486

Câu 9:

Chọn phát biểu đúng.

Xem đáp án » 24/08/2022 419

Câu 10:

Tìm phát biểu sai.

Xem đáp án » 24/08/2022 388

Câu 11:

Chiếu ánh sáng có bước sóng 0, 32 μm vào một chất thì thấy chất đó phát ra ánh sáng bước sóng 0,60 μm. Biết rằng số photon của ánh sáng phát quang chỉ bằng 0,4% số photon của ánh sáng kích thích. Tỉ số giữa công suất của áng sáng phát quang và công suất của ánh sáng kích thích là

Xem đáp án » 24/08/2022 258

Câu 12:

Những vật không hấp thụ ánh sáng và không phản xạ ánh sáng đáng kể trong miền nhìn thấy của quang phổ là

Xem đáp án » 24/08/2022 239

Câu 13:

Khi chiếu ánh sáng đỏ vào vật sơn màu xanh, vật sẽ có

Xem đáp án » 24/08/2022 235

Câu 14:

Hiện tượng quang – phát quang là

Xem đáp án » 24/08/2022 207

LÝ THUYẾT

1. Hiện tượng quang - phát quang

a. Khái niệm về sự phát quang.

- Hiện tượng quang − phát quang: là hiện tượng một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng kích thích có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.

- Chất có khả năng phát quang là chất phát quang.

b. Đặc điểm của sự phát quang.

- Mỗi chất phát quang có một quang phổ đặc trưng cho nó.

- Sau khi ngừng kích thích, sự phát quang của một số chất còn tiếp tục kéo dài thêm một khoảng thời gian nào đó, rồi mới ngừng hẳn.

- Khoảng thời gian từ lúc ngừng kích thích cho đến lúc ngừng phát quang gọi là thời gian phát quang. Tuỳ theo chất phát quang mà thời gian phát quang có thể kéo dài từ 10−10 s đến vài ngày.

Chú ý:

- Sự phát quang xảy ra cả ở một số chất (thể rắn, lỏng, hoặc khí) khi hấp thụ năng lượng dưới một dạng nào đó, thì có khả năng phát ra các bức xạ điện từ trong miền ánh sáng nhìn thấy. Sự phát quang xảy ra ở nhiệt độ bình thường.

- Ngoài hiện tượng quang - phát quang, còn có các hiện tượng phát quang khác như:

+ Hiện tượng hóa − phát quang.

Ví dụ: phát quang ở con đom đóm

Bài 32: Hiện tượng quang - phát quang (ảnh 1)

Ví dụ: sự phát ánh sáng của phôtpho bị ôxi hoá trong không khí

Bài 32: Hiện tượng quang - phát quang (ảnh 1)

+ Hiện tượng điện − phát quang ở đèn LED

Bài 32: Hiện tượng quang - phát quang (ảnh 1)

 

2. Các dạng quang phát quang

Người ta thấy có hai loại quang − phát quang, tuỳ theo thời gian phát quang: đó là huỳnh quang và lân quang.

a. Huỳnh quang là sự phát quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích (thời gian phát quang dưới 10−8s).

Ví dụ: bột huỳnh quang được phủ bên trong các bóng đèn

                                                                                             Bài 32: Hiện tượng quang - phát quang (ảnh 1)

b. Lân quang là sự phát quang của nhiều chất rắn có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích (thời gian phát quang từ 10−8s trở lên).

Ví dụ: các biển báo được quét các chất lân quang

                                                                                            Bài 32: Hiện tượng quang - phát quang (ảnh 1)

3. Định luật xtốc về sự phát quang

+ Ánh sáng phát quang có bước sóng λ’ dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích λλ’ > λ.

+ Giải thích: Mỗi nguyên tử hay phân tử của chất phát quang hấp thụ hoàn toàn một photon của ánh sáng kích thích có năng lượng hcλ để chuyển sang trạng thái kích thích. Khi ở trong trạng thái kích thích, nguyên tử hay phân tử này có thể va chạm với các nguyên tử hay phân tử khác và bị mất một phần năng lượng. Khi trở về trạng thái bình thường nó sẽ phát ra một photon có năng lượng hcλ' nhỏ hơn: hcλ'<hcλλ'>λ.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »