Thứ sáu, 03/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 197

Dãy nào sau đây gồm các chầt được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?

A. anilin, metylamin, amoniac

B. anilin, amoniac, metylamin

Đáp án chính xác

C. amoniac, etylamin, anilin

D. etylamin, anilin, amoniac

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Thành phần phần trăm khối lượng nitơ trong phân tử anilin bằng

Xem đáp án » 04/09/2022 23,526

Câu 2:

Một amin đơn chức bậc một có 23,73% nitơ về khối lượng, số đồng phân cấu tạo có thể có của amin này là

Xem đáp án » 04/09/2022 10,784

Câu 3:

Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư). Thể tích khí còn lại là 350 ml. Các thể tích khí và hơi đo cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là

Xem đáp án » 04/09/2022 8,358

Câu 4:

Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 1,344 lít khí CO20,224 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 1,62 gam H2O. Công thức của X là

Xem đáp án » 04/09/2022 4,616

Câu 5:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai ?

Xem đáp án » 04/09/2022 1,513

Câu 6:

Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là

Xem đáp án » 04/09/2022 1,252

Câu 7:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba ?

Xem đáp án » 04/09/2022 864

Câu 8:

Số đồng phân cấu tạo amin có cùng công thức phân tử C3H9N là

Xem đáp án » 04/09/2022 768

Câu 9:

Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thoả mãn tính chất của X?

Xem đáp án » 04/09/2022 510

Câu 10:

Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HC1, tạo ra 9,55 gam muối, số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là

Xem đáp án » 04/09/2022 481

Câu 11:

Cho 10 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HC1 1M, thu được dung dịch chứa 15,84 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

Xem đáp án » 04/09/2022 403

Câu 12:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một ?

Xem đáp án » 04/09/2022 367

Câu 13:

Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là

Xem đáp án » 04/09/2022 302

Câu 14:

Trung hòa hoàn toàn 12 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 26,6 gam muối. Amin có công thức là

Xem đáp án » 04/09/2022 214

Câu 15:

Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối của Y là.

Xem đáp án » 04/09/2022 194

LÝ THUYẾT

I. Khái niệm, phân loại và danh pháp

1. Khái niệm

- Khi thay thế nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin.

- Ví dụ:

CH3–NH2;  CH3–NH–CH3; CH3--𝑁|--CH3CH3;  CH2=CH–CH2NH2; C6H5NH2      

2. Phân loại

Amin được phân loại theo hai cách thông dụng nhất:

a) Theo gốc hiđrocacbon:

– Amin mạch hở: CH3NH2, C2H5NH2, ...

– Amin thơm: C6H5NH2, CH3C6H4NH2, ...

– Amin dị vòng :Bài 9: Amin (ảnh 1) ;…

b) Theo bậc amin:

  – Bậc amin thường được tính bằng số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử nitơ.

 Theo đó, các amin được phân loại thành:

Amin bậc I
Amin bậc II
Amin bậc III
R–NH2
R–NH–R’
R-𝑁|-R'R''
R, R’ và R’’ là gốc hiđrocacbon
   


- Ví dụ: amin bậc I: CH3CH2CH2NH2                     

amin bậc II: CH3CH2NHCH3               

amin bậc III: CH3--𝑁|--CH3CH3

3. Đồng phân

Amin thường có đồng phân về:

– Mạch cacbon.

– Vị trí nhóm chức. 

– Bậc của amin.

Ví dụ: Ứng với công thức phân tử C3H9N có các đồng phân:

CH3 – CH2 – CH2 – NH2

CH3 – CH (NH2) – CH3

CH3 – NH – CH2 – CH3

CH3--𝑁|--CH3CH3

4. Danh pháp

Tên của các amin thường được gọi theo tên gốc – chức (gốc hiđrocacbon với chức amin) và tên thay thế.

a) Tên pháp gốc – chức =  Tên gốc hiđrocacbon  + amin

Ví dụ : CH3NH2 (Metylamin), C2H5–NH2 (Etylamin), CH3CH(NH2)CH3 (Isopropylamin), ….

b) Tên thay thế = Tên hiđrocacbon + vị trí + amin

Ví dụ : CH3NH2 (Metanamin), C2H5–NH2 (Etanamin), CH3CH(NH2)CH3 (Propan - 2 - amin), ...

Tên gọi của một số amin

Bài 9: Amin (ảnh 1)

 Lưu ý:

  – Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c, … + amin.

  – Với các amin bậc 2 và 3, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính:

           + Có 2 nhóm ankyl → thêm 1 chữ N ở đầu.

Ví dụ : CH3–NH–C2H5 : N–metyletanamin.

            + Có 3 nhóm ankyl → thêm 2 chữ N ở đầu (nếu trong 3 nhóm thế có 2 nhóm giống nhau).

Ví dụ : CH3–N(CH3)–C2H5 : N, N–đimetyletanamin.

          + Có 3 nhóm ankyl khác nhau → 2 chữ N cách nhau 1 tên ankyl.

Ví dụ : CH3–N(C2H5 )–C3H7 : N–etyl–N–metylpropanamin.

 – Khi nhóm –NH2 đóng vai trò nhóm thế thì gọi là nhóm amino. 

Ví dụ : CH3CH(NH2)COOH (axit 2–aminopropanoic).

II. Tính chất vật lý

– Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí có mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.

- Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

- Các amin thơm là chất lỏng hoặc rắn và dễ bị oxi hóa. Khi để trong không khí các amin thơm bị chuyển từ không màu thành màu đen vì bị oxi  hóa.

- Các amin đều độc.

Bài 9: Amin (ảnh 1)

Cây thuốc lá chứa amin rất độc: nicotin

III. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học

1. Cấu tạo phân tử

- Trong phân tử amin, nguyên tử nitơ còn một cặp electron tự do chưa liên kết có thể tạo liên kết cho – nhận giống NH3. 

 Vì vậy các amin có tính bazơ tương tự NH3.

- Ngoài ra, nguyên tử N trong amin có số oxi hóa -3 như trong NH3 nên amin thường dễ bị oxi hóa. Các amin thơm dễ tham gia phản ứng thế vào nhân thơm do ảnh hưởng của đôi electron chưa tham gia liên kết ở nguyên tử nitơ.

Bài 9: Amin (ảnh 1)

2. Tính chất hoá học :

a) Tính bazơ

 - Các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin … có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc  hồng phenolphtalein, có lực bazơ mạnh hơn NH3 nhờ ảnh hưởng của nhóm ankyl.

- Anilin có tính bazơ, nhưng dung dịch của nó không làm xanh giấy quỳ tím cũng không làm hồng phenolphtalein vì lực bazơ của nó yếu và yếu hơn NH3. Đó là do ảnh hưởng của gốc phenyl (tương tự phenol).

- Ta có thể so sánh lực bazơ như sau:

CH3 – NH2 > NH3 > C6H5 – NH2

 Tác dụng với axit:  R–NH2 + HCl → R–NH3Cl

  Ví dụ:  

CH3NH2   +   HCl → CH3NH3Cl 

 Tác dụng dung dịch muối của các kim loại có hiđroxit kết tủa

  Ví dụ : 

3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl 

  Lưu ý : Khi cho muối của Cu2+, Zn2+, … vào dung dịch amin (dư) → hiđroxit kết tủa ® kết tủa tan (tạo phức chất).

b) Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin :

  Do ảnh hưởng của nhóm NH2 (tương tự nhóm –OH ở phenol), ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm –NH2 trong nhân thơm của anilin bị thay thế bởi ba nguyên tử  brom :                  

                             Bài 9: Amin (ảnh 1)

                                                                              2, 4, 6 tribromanilin

Lưu ý: Phản ứng tạo ra kết tủa trắng 2, 4, 6 tribromanilin dùng nhận biết anilin

c) Phản ứng với axit nitrơ HNO2 :

- Amin bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol và giải phóng nitơ. Ví dụ:

C2H5NH2  +  HONO      C2H5OH    +  N2 ↑ +  H2O

- Anilin và các amin thơm bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thấp (0 - 5oC) cho muối điazoni :

C6H5NH2  +  HONO  +  HCl  0-5C C6H5N2+Cl- + 2H2O

                                                            phenylđiazoni clorua

d) Phản ứng cháy của amin no đơn chức mạch hở :

CnH2n+3N + 6n+34O2 tnCO2 +2n+32H2O +12N2

Ví dụ:      C2H7N +154O2 t2CO2 + 72H2O +12N2   

V. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dung

Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ, đặc biệt là các điamin được dùng để tổng hợp polime.

Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm, polime (nhựa anilin - fomanđehit,…), dược phẩm  …

2. Điều chế

- Thay thế nguyên tử  H của phân tử amoniac

               NH3    -HI+CH3I     CH3NH2   -HI+CH3I   (CH3)2NH   -HI+CH3I  (CH3)3N                      

- Khử hợp chất nitro

              C6H5­NO2 + 6H   Fe, HCl  C6H5NH2  +   2H2O

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »