Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 277

Chất hữu cơ X là 1 muối axit có CTPT là C4H11O3N có thể phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, cô cạn thì phần rắn thu được chỉ toàn chất vô cơ. Số CTCT phù hợp là:

A. 4

Đáp án chính xác

B. 8

C. 2

D. 3

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Vì X phản ứng được cả với dung dịch axit và dung dịch kiềm

=> X phải là muối của axit H2CO3 và amin 

=> X có thể là: 

CH3CH2CH2NH3HCO3

(CH3)2CHNH3HCO3

CH3CH2NH2(CH3)HCO3

(CH3)3NHHCO3

Đáp án cần chọn là: A

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho các chất sau:

(1) ClH3NCH2COOH;

(2) H2NCH(CH3)-CONH-CH2COOH;

(3) CH3-NH3NO3;

(4) (HOOCCH2NH3)2SO4;

(5) ClH3N-CH2-CONH-CH2-COOH;

(6) CH3COOC6H5.

Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thu được dung dịch chứa hai muối là bao nhiêu?

Xem đáp án » 04/09/2022 4,476

Câu 2:

C3H7NO2 có bao nhiêu đồng phân?

Xem đáp án » 04/09/2022 4,043

Câu 3:

Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,1mol HCl thu được muối Y. Lấy 0,1 mol muối Y phản ứng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được hỗn hợp muối Z có khối lượng là 24,95 gam. Vậy công thức của X là:

Xem đáp án » 04/09/2022 990

Câu 4:

Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

Xem đáp án » 04/09/2022 685

Câu 5:

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

Xem đáp án » 04/09/2022 471

Câu 6:

Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án » 04/09/2022 389

Câu 7:

Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả các amino axit đều là chất rắn điều kiện thường

(2) Tất cả các amino axit đều không làm đổi màu quì tím

(3) Glyxin phản ứng được với tất các chất sau: dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4

(4) Tất cả các amino axit đều có khả năng trùng hợp tạo peptit

(5) Có thể dùng quì tím để phân biệt các dung dịch alanin, lysin, axit glutamic

(6) Trong phân tử amino axit vừa chứa liên kết cộng hóa trị, vừa chứa liên kết ion

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án » 04/09/2022 321

Câu 8:

Cho 0,15 mol α – aminoaxit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH. Mặt khác 0,15 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,15 mol HCl, thu được 25,425 gam muối. Công thức của X là:

Xem đáp án » 04/09/2022 282

Câu 9:

Đốt cháy 7,5 gam amino axit X no (phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) cần dùng vừa đủ 5,04 lít O2 (đktc). X là

Xem đáp án » 04/09/2022 248

LÝ THUYẾT

I. Khái niệm

- Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).

Công thức chung: (H2N)x – R – (COOH)y

II. Danh pháp

a) Tên thay thế: axit + vị trí nhóm NH2 + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ: H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic

HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH: axit 2-aminopentanđioic

b) Tên bán hệ thống: axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) của nhóm NH2 + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ: CH3–CH(NH2)–COOH : axit α-aminopropionic

H2N–[CH2]5–COOH : axit ε-aminocaproic

H2N –[ CH2]6–COOH: axit ω-aminoenantoic

c) Tên thông thường: các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên thường.

Ví dụ: H2N –CH2–COOH có tên thường là glyxin (Gly) hay glicocol

Tên gọi của một số α - amino axit

Bài 10: Amino axit (ảnh 1)

III. Tính chất vật lý

Các amino axit là các chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử), nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion).

H2N – CH2 – COOH H3𝑁+-CH2-COO-

Dạng phân tử                              Dạng ion lưỡng cực

IV. Tính chất hóa học

1. Tính chất lưỡng tính

- Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)

  H2N – CH2–COOH + NaOH → H2N – CH2–COONa + H2O

- Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)

   H2N – CH2–COOH + HCl → ClH3N– CH2–COOH

2. Tính axit – bazơ của dung dịch aminoaxit

Xét amino axit tổng quát: (H2N)x – R – (COOH)y. Khi:

          - x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu 

          - x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ tím hóa xanh 

          - x < y thì amino axit có tính axit, quỳ tím hóa đỏ

3. Phản ứng riêng của nhóm COOH: Phản ứng este hóa

Tương tự với axit cacboxylic, amino axit phản ứng với ancol khi có mặt axit vô cơ mạnh sinh ra este. Ví dụ:

H­2NCH2COOH  + C2H5OH HCl  H­2NCH2COOC2H5  + H2O

4. Phản ứng trùng ngưng

- Khi đun nóng, các ε – hoặc ω – amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polime thuộc loại poliamit.

- Trong phản ứng này, -OH của nhóm COOH ở phân tử amino axit này kết hợp với H của nhóm NH2 ở phân tử amino axit kia thành nước và sinh ra polime do các gốc amino axit kết hợp với nhau. Ví dụ:

Bài 10: Amino axit (ảnh 1)

Hay có thể viết gọn là:

Bài 10: Amino axit (ảnh 1)

5. Phản ứng đặc trưng của nhóm NH2: phản ứng với HNO2

Ví dụ:

H2N – CH2–COOH + HNO2 → HO– CH2 –COOH + N2↑ + H2O

V. Ứng dụng

- Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống

- Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm mì chính (hay bột ngọt)

- Axit ε-aminocaproic và axit ω-aminoenantoic là nguyên liệu sản xuất tơ tổng hợp (nilon – 6 và nilon – 7)

- Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan…

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »