Thủy phân 58,05 gam peptit Val-Gly-Gly-Val-Gly thu được hỗn hợp X gồm 10,5 gam Gly; 18,72 gam Val; 6,6 gam Gly-Gly; 8,7 gam Val-Gly; 11,55 gam Gly-Val-Gly và m gam một pentapeptit X1. Giá trị m là (Cho biết khối lượng mol của Val và Gly lần lượt 117 và 75)
A. 9,18.
B. 8,05.
C. 7,74.
D. 8,82.
Chú ý
Lỗi sai thường gặp:
+ quên không trừ khối lượng nước khi tính m → chọn nhầm A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) bằng dung dịch KOH (dư 10% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 29 gam. Số liên kết peptit trong X là
Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt), cho tiếp 1 - 2 ml nước cất, lắc đều ống nghiệm.
Bước 2: Cho tiếp 1 - 2 ml dung dịch NaOH 30% (đặc) và 1 - 2 giọt dung dịch CuSO4 2% vào rồi lắc ống nghiệm.
Bước 3: Để yên ống nghiệm 2 - 3 phút.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 1 ta thu được dung dịch protein.
(2) Thí nghiệm này có thể tiến hành ở điều kiện thường và không cần đun nóng.
(3) Sau bước 2, dung dịch ban đầu xuất hiện màu xanh tím.
(4) Sau bước 3, màu xanh tím đậm dần rồi biến mất.
(5) Phản ứng màu biure xảy ra thuận lợi trong môi trường kiềm.
(6) Có thể thay lòng trắng trứng gà hoặc vịt bằng dầu ăn.
Số phát biểu đúng là
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X thì thu được 1 mol glyxin, 2 mol alanin và 2 mol valin. Trong sản phẩm của phản ứng thủy phân không hoàn toàn X có Gly-Ala-Val. Amino axit đầu C của X là valin. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn dữ kiện trên là
Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam một đipeptit X có cấu tạo bởi α-amino axit có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH bằng dung dịch NaOH thu được sản phẩm trong đó có 11,1 gam một muối có chứa 20,72% Na về khối lượng. Công thức chất X là:
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Ala-Val-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly thu được x gam Ala; 22,5 gam Gly và 23,4 gam Val. Giá trị của m là
Cho m gam peptit X (mạch hở) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y chứa (m + 11,1) gam hỗn hợp muối natri của Gly, Ala và Val. Cô cạn Y được chất rắn Z, đem đốt cháy hoàn toàn Z thu được 15,9 gam Na2CO3. Nếu cho m gam X với dung dịch HCl dư, sau phản ứng dung dịch thu được đem cô cạn được 36,25 gam hỗn hợp muối T. Cho các phát biểu sau:
(1) X là hexapeptit
(2) Giá trị của m = 20,8 gam
(3) Phân tử khối của X là 416
(4) Trong X chỉ có 1 gốc Ala
(5) % khối lượng muối clorua của Gly trong T là 46,14%
Số phát biểu đúng là
Thủy phân 63,5 gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala-Gly-Gly và tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Gly thu được hỗn hợp Y gồm 0,15 mol Ala-Gly; 0,05 mol Gly-Gly; 0,1 mol Gly; Ala-Ala và Ala. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 63,5 gam hỗn hợp X bởi 500 ml dung dịch NaOH 2M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
X, Y, Z, T là các peptit đều được tạo bởi các α-amino axit no chứa một nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH và có tổng số nguyên tử oxi là 12. Đốt cháy 13,98 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 14,112 lít O2 (đktc) thu được CO2, H2O và N2. Mặt khác đun nóng 0,135 mol hỗn hợp E bằng dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng chất rắn khan là
X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm COOH và một nhóm NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch, thu được khối lượng chất rắn khan là
Protein là thành phần chính của cơ thể động vật, có trong thực vật và là cơ sở của sự sống. Protein còn là thức ăn quan trọng của con người và nhiều loài động vật, dưới dạng thịt, cá, trứng … Protein được tạo nên từ các chuỗi peptit kết hợp với nhau.
I. Peptit
1. Khái niệm
- Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit.
Chuỗi peptit
- Liên kết – CO – NH – giữa hai đơn vị α-amino axit được loại là liên kết peptit. Nhóm – CO – NH – giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là nhóm peptit.
Ví dụ:
- Phân tử peptit hợp thành các gốc α-amino axit bằng liên kết peptit theo một trật tự nhất định. Amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axit đầu C còn nhóm COOH. Thí dụ:
2. Phân loại
Các peptit được phân thành hai loại :
a) Oligopeptit: gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α- amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit, …
b) Polipeptit: gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α- amino axit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein.
Người ta thường biểu diễn cấu tạo của các peptit bằng cách ghép từ tên viết tắt của các gốc α- amino axit theo trật tự của chúng.
Ví dụ: Hai đipeptit từ alanin và glyxin là Ala – Gly và Gly – Ala.
II. Tính chất hóa học
Do có liên kết peptit, các peptit có hai phản ứng quan trọng là phản ứng thủy phân và phản ứng màu với Cu(OH)2.
1. Phản ứng thủy phân:
- Peptit có thể bị thủy phân hoàn toàn thành các α- amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ:
- Peptit có thể bị thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ và đặc biệt nhờ các enzim có tác dụng xúc tác đặc hiệu vào một liên kết peptit nhất định nào đó.
2. Phản ứng màu biure:
Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên với ion đồng.
II. PROTEIN
1. Khái niệm
- Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
- Protein được phân thành 2 loại:
+ Protein đơn giản: là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit, ví dụ: abumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm.
+ Protein phức tạp: được tạo thành từ các protein đơn giản kết hợp với các phân tử không phải protein (phi protein) như axit nucleic, lipit, cacbohiđrat…
Mô hình phân tử insulin
2. Cấu tạo phân tử
- Tương tự như peptit, phân tử protein được cấu tạo bởi nhiều gốc α-amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit, nhưng phân tử protein lớn hơn, phức tạp hơn ( n > 50, n là số gốc α-amino axit).
- Các phân tử protein khác nhau không những bởi các gốc α-amino axit khác nhau mà còn bởi số lượng, trật tự sắp xếp của chúng khác nhau. Vì vậy từ trên 20 α-amino axit khác nhau tìm thấy trong thiên nhiên có thể tạo ra một số rất lớn các phân tử protein khác nhau.
3. Tính chất
a) Tính chất vật lí
- Nhiều protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và bị đông tụ lại khi đun nóng.
Ví dụ: Hòa tan lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.
- Sự đông tụ và kết tủa protein cũng xảy ra khi cho axit hoặc bazơ hoặc một số muối vào dung dịch protein.
b) Tính chất hóa học
- Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim sinh ra các chuỗi peptit và cuối cùng thành các α-amino axit.
- Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. Màu tím đặc trưng xuất hiện là màu của sản phẩm phức tạp giữa protein và ion Cu2+. Đây là một trong các phản ứng đặc trưng để phân biệt protein.
III. Khái niệm về enzim và axit nucleic
Trong hoạt động sống của cơ thể sinh vật, enzim và axit nucleic có vai trò rất quan trọng.
1. Enzim
- Enzim là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt trong cơ thể sinh vật.
- Enzim là chất xúc tác sinh học có trong mọi tế bào sống. Đến nay người ta đã biết khoảng 3500 enzim khác nhau.
- Đặc điểm của xúc tác enzim:
+ Tính chọn lọc (đặc hiệu) cao: mỗi enzim chỉ xúc tác cho một sự chuyển hóa nhất định.
+ Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất lớn, gấp 109 – 1011 chất xúc tác hóa học.
2. Axit nucleic
a) Khái niệm:
Axit nucleic là một polieste của axit photphoric và pentozơ:
+ Nếu pentozơ là ribozơ, axit nucleic kí hiệu ARN.
+ Nếu pentozơ là đeoxiribozơ, axit nucleic kí hiệu ADN.
+ Phân tử khối ADN từ 4 – 8 triệu, thường tồn tại ở dạng xoắn kép.
+ Phân tử khối ARN nhỏ hơn ADN, thường tồn tại ở dạng xoắn đơn.
Mô hình cấu trúc một đoạn phân tử AND
b) Vai trò
- Axit nucleic có vai trò quan trọng bậc nhất trong hoạt động sống của cơ thể như tổng hợp protein, sự chuyển hóa các thông tin di truyền…
- AND chứa các thông tin di truyền. Nó là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử mang thông tin di truyễn mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể sống.
- ARN chủ yếu nằm trong tế bào chất, nó tham gia vào quá trình giải mã thông tin di truyền.