Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

04/09/2022 165

Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là

A. CH2=C(CH­3)–CH=CH2, C6H5–CH=CH2

B. CH2=CH–CH=CH2, C6H5–CH=CH2

Đáp án chính xác

C. CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2

D. CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Cao su buna-S được tổng hợp từ buta-1,3-đien và stiren

Đáp án cần chọn là: B

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho các chất sau: etilen, vinyl clorua, metyl axetat, metyl acrylat, glyxin. Số chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là

Xem đáp án » 04/09/2022 1,866

Câu 2:

Monome không tham gia phản ứng trùng hợp là

Xem đáp án » 04/09/2022 1,268

Câu 3:

Tơ nào sau đây thuộc loại được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

Xem đáp án » 04/09/2022 1,079

Câu 4:

Để tạo thành PVA, người ta tiến hành trùng hợp

Xem đáp án » 04/09/2022 881

Câu 5:

Để tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat) với hiệu suất của quá trình este hóa là 60% và quá trình trùng hợp là 80% thì cần lượng axit và ancol là bao nhiêu ?

Xem đáp án » 04/09/2022 810

Câu 6:

Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6; tơ capron; tơ axetat; tơ olon. Những loại tơ nào là tơ nhân tạo:

Xem đáp án » 04/09/2022 798

Câu 7:

Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng?

Xem đáp án » 04/09/2022 558

Câu 8:

Cho các polime: PS, cao su isopren, rezit, xenlulozơ, tinh bột, glicogen, PVC, cao su lưu hóa. Có bao nhiêu polime có cấu trúc mạng không gian?

Xem đáp án » 04/09/2022 287

Câu 9:

Đề hiđro hóa etylbenzen ta được stiren; trùng hợp stiren ta được polistiren với hiệu suất cả quá trình là 80%. Khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polistiren là

Xem đáp án » 04/09/2022 243

Câu 10:

Nhóm vật liệu vào được chế tạo từ polime thiên nhiên:

Xem đáp án » 04/09/2022 199

Câu 11:

Polime nào sau đây điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

Xem đáp án » 04/09/2022 178

Câu 12:

Trùng hợp isopren tạo ra cao su isopren có cấu tạo là

Xem đáp án » 04/09/2022 166

Câu 13:

Khối lượng phân tử của một đoạn mạch polietilen là 420 đvC. Số mắt xích của đoạn mạch này là

Xem đáp án » 04/09/2022 157

Câu 14:

Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là

Xem đáp án » 04/09/2022 134

LÝ THUYẾT

I. Khái niệm, phân loại

1. Khái niệm

- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

- Ví dụ: Polietilen:  (–CH2 – CH2–)n, nilon – 6: -(NH[CH2]5-CO)n-

Hệ số n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa, n càng lớn phân tử khối của polime càng cao.

- Các phân tử phản ứng với nhau tạo nên polime được gọi là monome.

- Tên của polime được cấu tạo bằng cách ghép từ poli lên trước tên monome. Nếu tên của monome gồm 2 cụm từ trở lên thì tên đó được đặt trong dấu ngoặc đơn.

Ví dụ: -(CH2 – CHCl)n-: poli(vinyl clorua)

- Một số polime có tên thông thường, ví dụ: xenlulozơ (C6H10O5)n…

2. Phân loại

- Dựa vào nguồn gốc, polime được phân loại thành:

+ Polime thiên nhiên (polime có sẵn trong thiên nhiên) như cao su, xenlulozơ...

+ Polime tổng hợp như polietilen, nhựa phenol-fomanđehit …

+ Polime nhân tạo hay bán tổng hợp (polime thiên nhiên được chế biến một phần) như xenlulozơ trinitrat, tơ visco ...

- Các polime tổng hợp lại được phân loại theo cách tổng hợp như:

+ Polime trùng hợp được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp, ví dụ:

(–CH2–CH2–)n  và  (–CH2–CHCl–)n ...

+ Polime trùng ngưng được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng, ví dụ:

(–HN–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4–CO–)n

Bài 13: Đại cương về polime (ảnh 1)

Một số nguồn chứa polime thiên nhiên

II. Đặc điểm cấu trúc

Các mắt xích của polime có thể nối với nhau thành mạch không nhánh như amilozơ ...., mạch phân nhánh như amilopectin, glicogen, ... và mạch dạng không gian như cao su lưu  hóa, nhựa bakelit ...

Bài 13: Đại cương về polime (ảnh 1)

Các kiểu mạch polime

III. Tính chất vật lý

- Hầu hết polime là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi nóng chảy đa số polime cho chất lỏng nhớt, để nguội rắn lại (chất nhiệt dẻo). Một số polime không nóng chảy khi đun mà bị phân hủy (chất nhiệt rắn).

- Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường, một số tan được trong dung môi thích hợp cho dung dịch nhớt.

- Nhiều polime có tính dẻo, một số có tính đàn hồi, một số có thể kéo ra thành sợi, dai, bền. Có polime trong suốt mà không giòn.

- Nhiều polime có tính cách nhiệt, cách điện hoặc bán dẫn.

IV. Tính chất hóa học

Polime có những phản ứng phân cắt mạch, giữ nguyên mạch và tăng mạch cacbon.

1. Phản ứng phân cắt mạch polime

- Polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân, ví dụ như tinh bột, xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ ...

- Polime trùng hợp bị nhiệt  phân ở nhiệt độ thích hợp tạo thành các đoạn ngắn, cuối cùng thành monome ban đầu. Phản ứng nhiệt phân polime thành các monome được gọi là phản ứng giải trùng hợp hay phản ứng đepolime hóa.

Ví dụ:

-(NH[CH2]5CO)n- + nH2O t, xt, p nH2N [CH2]5 COOH

- Một số polime bị oxi hóa cắt mạch.

2. Phản ứng giữ nguyên mạch polime

- Những polime có liên kết đôi trong mạch hoặc nhóm chức ngoại mạch có thể tham gia các phản ứng hóa học đặc trưng của liên kết đôi và của nhóm chức đó.

Ví dụ:

Bài 13: Đại cương về polime (ảnh 1)

3. Phản ứng tăng mạch polime

- Khi có điều kiện thích hợp (nhiệt độ, chất xúc tác …), các mạch polime có thể nối với nhau thành mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới, chẳng hạn các phản ứng lưu hóa chuyển cao su thành cao su lưu hóa, chuyển nhựa rezol thành nhựa rezit…

- Trong công nghệ, phản ứng nối các mạch polime với nhau tạo thành mạch không gian được gọi là phản ứng khâu mạch polime.

V. Phương pháp điều chế

Polime thường được điều chế theo hai loại phản ứng là trùng hợp và trùng ngưng.

1. Phản ứng trùng hợp

- Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).

- Điều kiện cần về cấu tạo monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có chứa liên kết bội hoặc là vòng kém bền có thể mở ra.

- Ví dụ:

nCH2  = CH2  -(CH2 – CH2)n-

Bài 13: Đại cương về polime (ảnh 1)

2. Phản ứng trùng ngưng

- Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng ra những phân tử nhỏ khác (ví dụ H2O).

Nói cách khác, đó là quá trình ngưng tụ nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn.

- Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia  phản ứng trùng ngưng là trong phân tử phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.

Ví dụ:

nHOOC – C6H4 – COOH + nHOCH2 – CH2OH  t

-(CO – C6H4 – CO – OC2H4 – O)n - + 2nH2O

VI: Ứng dụng

Polime có nhiều ứng dụng như làm các vật liệu polime phục vụ cho đời sống và sản xuất: chất dẻo, tơ sợi, cao su, keo dán…

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »