Cho các polime: (1) polietilen, (2) poli(metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là:
A. (2), (5), (6)
B. (2), (3), (6)
C. (1), (4), (5)
D. (1), (2), (5)
Poli(metyl metacrylat) và poli(vinyl axetat) là các polieste và tơ nilon-6,6 là poliamit, có thể bị thủy phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.
Vậy các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là: (2), (5), (6).
Đáp án cần chọn là: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, polibutađien, tơ visco, tơ lapsan. Số polime tổng hợp có trong dãy là:
Khối lượng phân tử của 1 loại tơ capron bằng 16950 đvC, của tơ enang bằng 21590 đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên lần lượt là
Cho các polime sau: nilon 6-6; poli (vinyl clorua); poli (metyl metacrylat); teflon; tơ lapsan; polietilen; polibutadien. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
Khi tiến hành phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylenđiamin ta thu được một tơ nilon-6,6 chứa 12,39% nitơ về khối lượng. Tỷ lệ số mắt xích giữa axit ađipic và hexametylenđiamin trong mẫu tơ trên là
Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là
Cho các chất sau
1) CH3CH(NH2)COOH
2) HOOC–CH2–CH2–COOH
3) HO–CH2–COOH
4) HCHO và C6H5OH
5) HO–CH2–CH2–OH và p-C6H4(COOH)2
6) H2N[CH2]6NH2 và HOOC(CH2)4COOH
Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là
Để điều chế cao su buna người ta có thể thực hiện theo sơ đồ biến hóa sau:
C2H5OH buta−1,3−dien caosubuna
Tính khối lượng ancol etylic cần lấy để có thể điều chế được 54 gam cao su buna theo sơ đồ trên.
Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin (CH2=CH–CN) theo tỉ lệ tương ứng x : y, thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này trong oxi vừa đủ, thu được hỗn hợp khí và hơi (CO2, H2O, N2) trong đó có 59,091% CO2 về thể tích. Tỉ lệ x : y khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu ?
Tiến hành phản ứng trùng hợp 5,2 gam stiren. Thêm 400 ml dung dịch Br2 0,125M vào hỗn hợp sau phản ứng, khuấy đều để phản ứng hoàn toàn thì còn dư 0,04 mol Br2. Khối lượng polime sinh ra là
I. Khái niệm, phân loại
1. Khái niệm
- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
- Ví dụ: Polietilen: (–CH2 – CH2–)n, nilon – 6: -(NH[CH2]5-CO)n-
Hệ số n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa, n càng lớn phân tử khối của polime càng cao.
- Các phân tử phản ứng với nhau tạo nên polime được gọi là monome.
- Tên của polime được cấu tạo bằng cách ghép từ poli lên trước tên monome. Nếu tên của monome gồm 2 cụm từ trở lên thì tên đó được đặt trong dấu ngoặc đơn.
Ví dụ: -(CH2 – CHCl)n-: poli(vinyl clorua)
- Một số polime có tên thông thường, ví dụ: xenlulozơ (C6H10O5)n…
2. Phân loại
- Dựa vào nguồn gốc, polime được phân loại thành:
+ Polime thiên nhiên (polime có sẵn trong thiên nhiên) như cao su, xenlulozơ...
+ Polime tổng hợp như polietilen, nhựa phenol-fomanđehit …
+ Polime nhân tạo hay bán tổng hợp (polime thiên nhiên được chế biến một phần) như xenlulozơ trinitrat, tơ visco ...
- Các polime tổng hợp lại được phân loại theo cách tổng hợp như:
+ Polime trùng hợp được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp, ví dụ:
(–CH2–CH2–)n và (–CH2–CHCl–)n ...
+ Polime trùng ngưng được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng, ví dụ:
(–HN–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4–CO–)n
Một số nguồn chứa polime thiên nhiên
II. Đặc điểm cấu trúc
Các mắt xích của polime có thể nối với nhau thành mạch không nhánh như amilozơ ...., mạch phân nhánh như amilopectin, glicogen, ... và mạch dạng không gian như cao su lưu hóa, nhựa bakelit ...
Các kiểu mạch polime
III. Tính chất vật lý
- Hầu hết polime là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi nóng chảy đa số polime cho chất lỏng nhớt, để nguội rắn lại (chất nhiệt dẻo). Một số polime không nóng chảy khi đun mà bị phân hủy (chất nhiệt rắn).
- Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường, một số tan được trong dung môi thích hợp cho dung dịch nhớt.
- Nhiều polime có tính dẻo, một số có tính đàn hồi, một số có thể kéo ra thành sợi, dai, bền. Có polime trong suốt mà không giòn.
- Nhiều polime có tính cách nhiệt, cách điện hoặc bán dẫn.
IV. Tính chất hóa học
Polime có những phản ứng phân cắt mạch, giữ nguyên mạch và tăng mạch cacbon.
1. Phản ứng phân cắt mạch polime
- Polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân, ví dụ như tinh bột, xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ ...
- Polime trùng hợp bị nhiệt phân ở nhiệt độ thích hợp tạo thành các đoạn ngắn, cuối cùng thành monome ban đầu. Phản ứng nhiệt phân polime thành các monome được gọi là phản ứng giải trùng hợp hay phản ứng đepolime hóa.
Ví dụ:
-(NH[CH2]5CO)n- + nH2O nH2N [CH2]5 COOH
- Một số polime bị oxi hóa cắt mạch.
2. Phản ứng giữ nguyên mạch polime
- Những polime có liên kết đôi trong mạch hoặc nhóm chức ngoại mạch có thể tham gia các phản ứng hóa học đặc trưng của liên kết đôi và của nhóm chức đó.
Ví dụ:
3. Phản ứng tăng mạch polime
- Khi có điều kiện thích hợp (nhiệt độ, chất xúc tác …), các mạch polime có thể nối với nhau thành mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới, chẳng hạn các phản ứng lưu hóa chuyển cao su thành cao su lưu hóa, chuyển nhựa rezol thành nhựa rezit…
- Trong công nghệ, phản ứng nối các mạch polime với nhau tạo thành mạch không gian được gọi là phản ứng khâu mạch polime.
V. Phương pháp điều chế
Polime thường được điều chế theo hai loại phản ứng là trùng hợp và trùng ngưng.
1. Phản ứng trùng hợp
- Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).
- Điều kiện cần về cấu tạo monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có chứa liên kết bội hoặc là vòng kém bền có thể mở ra.
- Ví dụ:
nCH2 = CH2 -(CH2 – CH2)n-
2. Phản ứng trùng ngưng
- Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng ra những phân tử nhỏ khác (ví dụ H2O).
Nói cách khác, đó là quá trình ngưng tụ nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn.
- Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
Ví dụ:
nHOOC – C6H4 – COOH + nHOCH2 – CH2OH
-(CO – C6H4 – CO – OC2H4 – O)n - + 2nH2O
VI: Ứng dụng
Polime có nhiều ứng dụng như làm các vật liệu polime phục vụ cho đời sống và sản xuất: chất dẻo, tơ sợi, cao su, keo dán…