Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 287

Cho 0,81 gam Al tác dụng với 500 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)2 0,1M và Cu(NO3)2 0,09M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :

A. 2,88

Đáp án chính xác

B. 2,68

C. 2,52

D. 5,68

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án A

nAl  = 0,03 mol;  nFNO3)2 = 0,05 mol;  nCu(NO3)2 = 0,045 mol

Nhận thấy : ne Al cho tối đa  = 0,03.3 = 0,09 mol = nCu2+ nhận e

=> Al phản ứng vừa đủ với Cu(NO3)2; còn  Fe(NO3)2 chưa phản ứng

=> chất rắn thu được chỉ là Cu

nCu  = nCu(NO3)2 = 0,045 mol  => m = 2,88 gam

Chú ý

+ quên thứ tự của dãy điện hóa => cho Fe phản ứng trước => chọn nhầm C

+ tính cả chất rắn gồm Fe và Cu => chọn nhầm D

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho x mol Mg vào dung dịch chứa y mol Cu(NO3)2 và z mol AgNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 2 muối và 2 kim loại . Mối quan hệ giữa x, y, z là

Xem đáp án » 04/09/2022 674

Câu 2:

Để tách được Ag từ hỗn hợp Ag, Fe, Cu mà không làm tăng khối lượng Ag người ta dùng:

Xem đáp án » 04/09/2022 622

Câu 3:

Có các nhận xét sau:

1. Các kim loại Na và Ba đều là kim loại nhẹ.

2. Độ cứng của Cr > Al.

3. Cho K vào dung dịch CuSO4tạo được Cu.

4. Về độ dẫn điện: Ag > Cu > Al.

5. Có thể điều chế Mg bằng cách cho khí CO khử MgO ở nhiệt độ cao.

Số nhận xét đúng là

Xem đáp án » 04/09/2022 504

Câu 4:

Cho m gam bột Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là

Xem đáp án » 04/09/2022 432

Câu 5:

Cho các phản ứng xảy ra sau đây :

(1) AgNO3+Fe(NO3)2Fe(NO3)3+Ag(2) Mn+2HClMnCl2+H2

Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là

Xem đáp án » 04/09/2022 392

Câu 6:

Cho Zn dư vào dung dịch AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. Số phản ứng hoá học xảy ra là:

Xem đáp án » 04/09/2022 312

Câu 7:

Thực hiện các thí nghiệm sau :

(1) Cho lượng dư kim loại Fe vào dung dịch HNO3.

(2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.

(3) Cho lượng dư kim loại Fe vào dung dịch AgNO3.

(4) Cho lượng dư dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(5) Cho dung dịch (KMnO4, H2SO4) vào dung dịch FeSO4.

(6) Cho dung dịch (K2Cr2O7, H2SO4) vào dung dịch FeSO4.

Những thí nghiệm sau khi kết thúc thu được sản phẩm muối sắt (III) là

Xem đáp án » 04/09/2022 293

Câu 8:

Cho các phát biểu sau :

(1) Các kim loại kiềm đều tan tốt trong nước.

(2) Các kim loại Mg, Fe, K và Al chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

(3) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

(4) Khi cho Al vào dung dịch FeCl3 dư thu được kim loại Fe.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án » 04/09/2022 241

Câu 9:

Cho hỗn hợp bột gồm 0,54 gam Al và 0,56 gam Fe vào 300 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

Xem đáp án » 04/09/2022 196

LÝ THUYẾT

I. Tính chất vật lý

1. Tính chất chung

- Ở điều kiện thường, các kim loại đều ở trạng thái rắn (trừ Hg), có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.

- Tính chất vật lý chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.

2. Giải thích

a) Tính dẻo

- Kim loại có tính dẻo: dễ rèn, dễ dát mỏng, dễ kéo sợi.

- Kim loại có tính dẻo là vì các ion dương trong tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không cần phải tách ra khỏi nhau nhờ những electron tự do chuyển động dính kết chúng với nhau.

Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (ảnh 1)

Các lớp mạng tinh thể kim loại trước khi biến dạng (a)

và sau khi biến dạng (b)

- Vàng là kim loại có tính dẻo cao, có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua.

b) Tính dẫn điện

- Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe, …

- Ở nhiệt độ càng cao, tính dẫn điện của kim loại càng giảm do nhiệt độ cao các ion dương dao động càng mạnh cản trở dòng electron chuyển động.

c) Tính dẫn nhiệt

- Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt.

- Các electron trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn, chuyển động hỗn loạn và nhanh chóng sang vùng có nhiệt độ thấp hơn, truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng này nên nhiệt lan truyền được từ vùng này sang vùng khác trong khối kim loại.

d) Ánh kim

Các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết các tia sáng nhìn thấy được, đo đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh gọi là ánh kim.

Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (ảnh 1)

Trang sức kim loại bạc

3. Một số tính chất vật lí riêng:

a.  Khối lượng riêng của các kim loại rất khác nhau nhưng thường dao động từ 0,5 g/cm3 (Li) đến 22,6  g/ cm3 (Os). Thường thì:

+ D < 5 g/cm3: kim loại nhẹ (ví dụ: K, Na, Mg, Al …).

+ D > 5 g/cm3: kim loại nặng (ví dụ: Zn, Fe...).

b. Nhiệt độ nóng chảy: biến đổi từ -39oC (Hg) đến 3410oC (W). Thường thì:

+ tnc < 1000oC: kim loại dễ nóng chảy.

+ tnc > 1500oC: kim loại khó nóng chảy (kim loại chịu nhiệt).

c. Tính cứng: Kim loại mềm nhất là K, Rb, Cs (dùng dao cắt được) và cứng nhất là Cr (cắt được kính).

II. Tính chất hóa học

Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử (nguyên tử kim loại dễ bị oxi hóa thành ion dương):   M → Mn+ + ne

1. Tác dụng với phi kim

a) Tác dụng với clo

Hầu hết các kim loại đều có thể khử trực tiếp clo tạo thành muối clorua.

Ví dụ:

2Fe + 3Cl2 t 2FeCl3 

Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (ảnh 1)

Sắt tác dụng với clo

b) Tác dụng với oxi

Hầu hết các kim loại có thể khử oxi từ số oxi hóa 0 (O2) xuống số oxi hóa -2.

Ví dụ:

4Al + 3O2 t 2Al2O3 

3Fe + 2O2 t Fe3O4

c) Tác dụng với lưu huỳnh

Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh từ số oxi hóa 0 xuống số oxi hóa -2. Phản ứng cần đun nóng (trừ Hg).

Hg + S → HgS

Fe + S t FeS

2. Tác dụng với axit

a) Đối với dung dịch HCl, H2SO4 loãng:

M+nH+Mnn++n2H2

(M đứng trước hiđro trong dãy thế điện cực chuẩn)

Ví dụ:

Mg  + 2HCl → MgCl2 + H2

b) Đối với H2SO4 đặc, HNO3 (axit có tính oxi hóa mạnh): 
+ Kim loại thể hiện nhiều số oxi hóa khác nhau khi phản ứng với H2SO4 đặc, HNO3 sẽ đạt số oxi hóa cao nhất.

+ Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3  và H2SO4 đặc (trừ Pt, Au)

Khi đó 𝑆+6 trong H2SO4 bị khử thành 𝑆+4 (SO2);  𝑆0 hoặc 𝑆-2 (H2S) 

Trong HNO3 đặc 𝑁+5  bị khử thành 𝑁+4  (NO2

Với HNO3 loãng 𝑁+5 thể bị khử thành 𝑁+2 (NO) hoặc 𝑁+1 (N2O) hoặc N0 (N2) hoặc  N-3 (NH4+
+ Các kim loại có tính khử càng mạnh thường cho sản phẩm khử có số oxi hóa càng thấp. Các kim loại như Na, K…sẽ gây nổ khi tiếp xúc với các dung dịch axit đặc.

Ví dụ:                         

 2Fe + 6H2SO4 (đặc) t Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2

4Mg + 5H2SO4 (đặc) t 4MgSO4 + H2S + 4H2

Cu + 4HNO3 (đặc) t Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2

3Cu + 8HNO3 (loãng) t 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Lưu ý: Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc, nguội và HNO3 ­đặc, nguội. 

3. Tác dụng với dung dịch muối

- Với Na, K, Ca và Ba…. (các kim loại tác dụng được với nước) phản ứng với nước trước sau đó dung dịch kiềm tạo thành sẽ phản ứng với muối.

Ví dụ: Cho Na vào dung dịch CuSO4

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

- Với các kim loại không tan trong nước, kim loại mạnh hơn khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Chú ý:

2Fe3+ + Fe → 3Fe2+

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

Fe2+ + Ag+ → Ag + Fe3+ 

4. Tác dụng với nước

- Các kim loại có tính khử mạnh: kim loại nhóm IA và IIA (trừ Be, Mg) khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường. 

- Các kim loại có tính khử trung bình chỉ khử nước ở nhiệt độ cao (Fe, Zn,…). Các kim loại còn lại không khử được H2O.

Ví dụ:         

2Na + 2H2O  → 2NaOH + H­2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

III. Dãy điện hóa của kim loại

1. Cặp oxi hoá – khử của kim loại

Ag+ + 1e Ag

Cu2+ + 2e Cu

Mn+  + ne M

[O]               [K]

- Các nguyên tử kim loại (Ag, Cu,  …) đóng vai trò là chất khử, các ion kim loại (Ag+, Cu2+…) đóng vai trò là chất oxi hóa.

- Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá – khử của kim loại.

Ví dụ:  Cặp oxi hoá – khử Ag+/Ag; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe

2. So sánh tính chất của các cặp oxi hoá – khử

Ví dụ: So sánh tính chất của hai cặp oxi hoá – khử Cu2+/Cu và Ag+/Ag.

Thực nghiệm cho thấy Cu tác dụng được với dung dịch muối AgNO3 theo phương trình:

                               Cu + 2Ag+→ Cu2+ + 2Ag

Kết luận: 

Tính khử: Cu > Ag

Tính oxi hoá: Ag+ > Cu2+

3. Dãy điện hóa của kim loại

Người ta đã so sánh tính chất của nhiều cặp oxi hóa – khử và sắp xếp thành dãy điện hóa của kim loại:

Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (ảnh 1)

4. Ý nghĩa về dãy điện hóa của kim loại

- Dãy điện hóa của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử theo quy tắc alpha (α): Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.

- Cách xác định chiều của phản ứng oxi hóa – khử theo quy tắc alpha:

Tổng quát

Giả sử có hai cặp oxi hóa khử: Xx+/ X và Yy+/Y (trong đó cặp Xx+/ X đứng trước cặp Yy+/Y trong dãy điện hóa). Xác định chiều của phản ứng oxi hóa khử.

Bước 1: Viết hai cặp oxi hóa – khử theo đúng thứ tự trong dãy điện hóa:

 Xx+XYy+Y

Bước 2: Áp dụng quy tắc alpha (α)

Phản ứng xảy ra theo chiều mũi tên như sau:

Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (ảnh 1)

Bước 3: Xác định chiều phản ứng

Phản ứng xảy ra như sau:

Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (ảnh 1)

Ví dụ: Xác định chiều phản ứng xảy ra giữa hai cặp Fe2+/ Fe và Cu2+/ Cu.

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Theo trật tự dãy điện hóa có cặp Fe2+/ Fe đứng trước cặp Cu2+/ Cu.

Bước 2: Áp dụng quy tắc alpha:

Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (ảnh 1)

Bước 3: Xác định chiều phản ứng

Cu2+ + Fe → Cu + Fe2+

Phản ứng xảy ra theo chiều ion Cu2+ oxi hóa Fe để tạo ra Fe2+ và Cu.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »