IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 270

Một dung dịch chứa các ion: 0,2 mol Ca2+; 0,15 mol Mg2+; 0,4 mol K+; 0,6 mol HCO3-; 0,1 mol Cl- và NO3-. Cần dùng bao nhiêu mol Ca(OH)2 để làm mất hoàn toàn tính cứng ?

A. 0,2 mol

B. 0,25 mol

C. 0,3 mol

D. 0,35 mol

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án D

Gọi nCa(OH)2 cần dung  = x mol

=> trong dung dịch chứa x + 0,2 mol Ca2+ và 0,15 mol Mg2+

=> cần dùng (x + 0,35) mol CO32- để kết tủa hoàn toàn ion Ca2+ và Mg2+

HCO3     +       OH       CO32      + H2Ox + 0,35     x + 0,35      x + 0,35

=> nOH- cần dùng = 2nCa(OH)2 => x + 0,35 = 2x => x = 0,35 mol

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Thành phần chính của loại quặng nào sau đây chứa hợp chất của nguyên tố canxi, magie?

Xem đáp án » 05/09/2022 1,082

Câu 2:

Cho dd Ba(OH)2 lần lượt tác dụng với các dd sau: CaCl2, Ca(NO3)2, Ba(HSO4)2 , NaHSO4, Ca(HCO3)2, H2SO4, HCl. Số phản ứng tạo ra kết tủa là

Xem đáp án » 05/09/2022 803

Câu 3:

NaCl có lẫn tạp chất Na2CO3. Cách nào sau đây có thể dùng để thu được NaCl tinh khiết ?

Xem đáp án » 05/09/2022 624

Câu 4:

Cho các dung dịch sau: NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(HCO3)2. Đổ lần lượt các dung dịch vào nhau. Số phản ứng xảy ra là

Xem đáp án » 05/09/2022 437

Câu 5:

Trong các trường hợp sau, trường hợp không xảy ra phản ứng với NaHCO3

Xem đáp án » 05/09/2022 360

Câu 6:

Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, NaCl ?

Xem đáp án » 05/09/2022 357

Câu 7:

Chất làm mềm nước có tính cứng toàn phần là

Xem đáp án » 05/09/2022 340

Câu 8:

Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch KOH 5M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết ml. Giá trị của 

Xem đáp án » 05/09/2022 281

Câu 9:

Cho các cặp chất sau: Mg(HCO3)2 và Ca(OH)2, Ca(OH)2 và NaHCO3,Ca(OH)2 và NH4Cl, CaCl2 và NaHCO Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là?

Xem đáp án » 05/09/2022 274

Câu 10:

Hoà tan hoàn toàn 13,15 gam hỗn hợp gồm Na, Ca và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H(đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là

Xem đáp án » 05/09/2022 271

Câu 11:

Đốt môi sắt chứa kim loại M cháy ngoài không khí rồi đưa vào bình đựng khí CO2 như hình vẽ, thấy kim loại M vẫn tiếp tục cháy trong bình đựng CO2

Kim loại M là:

Xem đáp án » 05/09/2022 228

Câu 12:

Đun nóng đến khối lượng không đổi hỗn hợp X gồm NaOH, Ca(NO3)2, BaCO3 thu được hỗn hợp chất rắn Y. Thành phần của hỗn hợp Y là

Xem đáp án » 05/09/2022 197

Câu 13:

Phương pháp nào sau đây không sử dụng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?

Xem đáp án » 05/09/2022 194

Câu 14:

A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam hai muối. X và Y là

Xem đáp án » 05/09/2022 191

LÝ THUYẾT

Kiến thức cần nắm vững

1. Kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ

 

Vị trí trong bảng tuần hoàn

Cấu hình electron lớp ngoài cùng

Tính chất hóa học đặc trưng

Điều chế

Kim loại kiềm

Nhóm IA

ns1

Có tính khử mạnh nhất trong các kim loại

M → M+ + 1e

Điện phân muối halogenua nóng chảy

2MX  dpnc 2M + X2

Kim loại kiềm thổ

Nhóm IIA

ns2

Có tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm

M → M2+ + 2e

MX2 dpncM + X2

2. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

- NaOH: tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt, là bazơ mạnh, mang đầy đủ các tính chất hóa học của một bazơ tan.

NaOH → Na+ + OH-

- NaHCO3: là chất rắn, màu trắng, dễ tan trong nước, dễ bị nhiệt phân hủy:

 2NaHCO3 t Na2CO3 + CO2 + H2O

NaHCO3 có tính lưỡng tính:

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 ↑ + H2O

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

- Na2CO3: muối của axit yếu và có những tính chất hóa học chung của muối.

- KNO3: tinh thể, không màu, bền trong không khí, tan nhiều trong nước.Khi đun nóng ở nhiệt độ trên 333oC, KNO3 bắt đầu bị phân hủy:

2KNO3 t 2KNO2 + O2

3. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

- Ca(OH)2: là chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước. Nước vôi trong là dung dịch Ca(OH)2.

Nước vôi trong mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ tan. Ca(OH)2 hấp thụ dễ dàng CO2 theo phản ứng:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 (↓ trắng) + H2O

- CaCO3: là chất rắn màu trắng, không tan trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao khoảng 1000oC:

CaCO3 t CaO + CO2

- CaSO4: (canxi sunfat còn gọi là thạch cao).

Tùy theo lượng nước kết tinh trong tinh thể ta có:

+ Thạch cao sống: CaSO4.2H2O

+ Thạch cao nung: CaSO4. H2O

+ Thạch cao khan: CaSO4.

4. Nước cứng

a. Khái niệm

- Nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ được gọi là nước cứng.

- Nước không chứa hoặc chứa ít các ion trên gọi là nước mềm.

b. Phân loại

Căn cứ vào thành phần các anion gốc axit có trong nước cứng, người ta chia nước cứng thành nước cứng có tính cứng tạm thời, vĩnh cửu và toàn phần.

+ Tính cứng tạm thời là tính cứng gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

+ Tính cứng vĩnh cửu là tính cứng gây nên bởi các muối sunfat, clorua của canxi và magie.

+ Tính cứng toàn phần là gồm cả tính tạm thời và vĩnh cửu.

c. Phương pháp làm mềm nước cứng

- Nguyên tắc làm mềm nước cứng là giảm nồng độ các cation Ca2+, Mg2+ trong nước cứng.
- Phương pháp kết tủa:

+ Đối với nước cứng tạm thời, đun nóng hoặc dùng Ca(OH)2 rồi lọc kết tủa:

                     Ca(HCO3)2 t CaCO3+ CO2↑ + H2O

                     Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 Mg(OH)2+ 2CaCO3↓ + 2H2O

+ Cả hai loại nước cứng đều có thể dùng dung dịch Na2CO3 (hoặc Na3PO4)

                     CaSO4 + Na2CO3 → CaCO3↓ + Na2SO4

                     Ca(HCO3)2 + Na2CO3 CaCO3↓ + 2NaHCO3

- Phương pháp trao đổi ion: cho nước cứng qua chất trao đổi ion là các hạt zeolit thì số mol ion Na+ của zeolit rời khỏi mạng tinh thể, đi vào trong nước nhường chỗ cho các ion Ca2+ và Mg2+ bị giữ lại trong mạng tinh thể silicat.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »