Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về tính chất của nhôm?
A. Nhôm là kim loại nặng
B. Nhôm là kim loại tác dụng mạnh với nước
C. Vật dụng bằng nhôm để lâu ngày cũng không tác dụng với nước do có màng oxit bao bọc
D. Nhôm là kim loại kiềm thổ
Đáp án C
A sai nhôm là kim loại nhẹ
B sai nhôm tác dụng yếu với nước do tạo màng oxit
C đúng những vật bằng nhôm hàng ngày tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ nào cũng không xảy ra phản ứng vì trên bề mặt vật được phủ một lớp nhôm oxit mỏng, bền, ngăn cách vật với nước.
D sai vì nhôm là kim loại nhóm IIIA
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Ứng dụng nào sau đây là ứng dụng của nhôm:
1, Sản xuất, điều chế các kim loại quí hiếm (Au, Pt, Ag).
2, Chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn gắn đường ray
3, Làm vật liệu chế tạo ôtô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ;
4, Sản xuất thiết bị điện (dây điện), trao đổi nhiệt (dụng cụ đun nấu).
Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X thấy có hiện tượng ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần. Vậy dung dịch X chưa?
Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp nung nóng Al, Al2O3, MgO, FeO. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm :
Nung nóng hỗn hợp Al và Fe2O3 (chỉ xảy ra phản ứng nhiệt nhôm đến hoàn toàn) thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng dung dịch NaOH thấy có khí thoát ra. Thành phần X gồm :
Cho phản ứng: . Biết tỉ lệ NO và N2O là 2 : 1. Tổng tất cả hệ số của cân bằng là?
Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm
Kiến thức cần nắm vững
1. Nhôm
a) Vị trí trong bảng tuần hoàn
- Nhôm có số hiệu nguyên tử 13, thuộc nhóm IIIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn.
b) Tính chất vật lí
- Nhôm là kim loại nhẹ (D = 2,7 g/cm3); dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dẻo.
c) Tính chất hóa học
- Nhôm là kim loại có tính khử mạnh (chỉ sau kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ):
Al → Al3++ 3e
- Trên thực tế, nhôm không tác dụng với oxi của không khí và không tác dụng với nước do có màng oxit bảo vệ.
- Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3 H2 ↑
2. Hợp chất của nhôm
a) Nhôm oxit
Nhôm oxit là oxit lưỡng tính, vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch kiềm.
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
b) Nhôm hiđroxit
Nhôm hiđroxit là hợp chất lưỡng tính, tan trong axit và bazơ:
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
c) Nhôm sunfat
Phèn chua: K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O
Phèn nhôm: M2SO4. Al2(SO4)3.24H2O (M+ là Na+; Li+; NH4+).