IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 341

Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, bằng phương pháp điện hóa người ta dùng kim loại nào để bảo vệ:

A. Pb

B. Cu

C. Zn

Đáp án chính xác

D. Sn

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: C

Sử dụng kim loại có tính khử lớn hơn Fe, thường là Zn. Khi đó Zn sẽ bị ăn mòn điện hóa trước.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho dung dịch FeCl2 và ZnCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư , sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn gồm

Xem đáp án » 05/09/2022 3,746

Câu 2:

Hòa tan hoàn toàn 2 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe vào dung dịch HNO3 dư, sau đó cô cạn , thu được 0,224 lít khí NO (đktc) (sản phẩm khử duy nhất) và m gam muối khan. Giá trị m là:

Xem đáp án » 05/09/2022 1,579

Câu 3:

Oxi hóa hoàn toàn 15,1 gam hỗn hợp bột các kim loại Cu, Zn,Al bằng oxi thu được 22,3 gam hỗn hợp các oxit. Cho lượng oxit này tan trong dung dịch HCl. Khối lượng muối khan thu được là:

Xem đáp án » 05/09/2022 1,083

Câu 4:

Hợp kim của Cu-Ni (25%Ni) được gọi là:

Xem đáp án » 05/09/2022 775

Câu 5:

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây?

Xem đáp án » 05/09/2022 733

Câu 6:

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính

Xem đáp án » 05/09/2022 629

Câu 7:

Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây(sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình nào?

Xem đáp án » 05/09/2022 485

Câu 8:

Có thể nhận biết khí H2S bằng dung dịch :

Xem đáp án » 05/09/2022 375

Câu 9:

Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

Xem đáp án » 05/09/2022 295

Câu 10:

X là hợp chất của Zn được dùng trong y học với tác dụng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,...Chất X là:

Xem đáp án » 05/09/2022 295

Câu 11:

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại hóa trị II thấy sinh ra kết tủa  tan trong dung dịch NaOH dư. Muối sunfat đó là:

Xem đáp án » 05/09/2022 278

Câu 12:

Cho 32 gam hỗn hợp MgO,Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là:

Xem đáp án » 05/09/2022 269

Câu 13:

Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần

Xem đáp án » 05/09/2022 234

Câu 14:

Hợp kim của Cu-Sn được gọi là:

Xem đáp án » 05/09/2022 209

LÝ THUYẾT

I. Niken (Ni)

1. Vị trí trong bảng tuần hoàn

- Niken là kim loại, nằm ở ô số 28, thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB của bảng tuần hoàn.

- Trong các hợp chất, niken có số oxi hóa phổ biến là +2, ngoài ra còn có số oxi hóa +3.

Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc (ảnh 1)

2. Tính chất

-  Ni là kim loại màu trắng bạc, rất cứng, khối lượng riêng lớn (D = 8,9g/cm3), nóng chảy ở 1455oC.

-  Ni có tính khử yếu hơn sắt, không tác dụng được với nước và oxi không khí ở nhiệt độ

thường. Không tác dụng với axit thường do trên bề mặt có lớp oxit bảo vệ. Niken dễ dàng

tan trong dung dịch axit HNO3 đặc nóng,

Ni + 4HNO3 (đặc, nóng)   →  Ni(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

-  Ni tác dụng được với nhiều đơn chất và hợp chất, nhưng không tác dụng được với H2.

          Ni + Cl2 t NiCl2

2. Ứng dụng

Niken được dùng để chế tạo hợp kim chống ăn mòn và chịu nhiệt cao. Chẳng hạn như:

- Hợp kim Inva Ni - Fe có hệ số giãn nở rất nhỏ, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến, replay

nhiệt.

-  Hợp kim Cu - Ni có tính bền vững cao, không bị nước biển ăn mòn, được dùng để đúc

chân vịt tàu biển, tuabin cho động cơ máy bay.

Ngoài ra, một phần Ni được dùng trong kĩ thuật mạ điện, chế tạo ắc – qui, làm chất xúc tác cho phản ứng hóa học…

II. Kẽm (Zn)

1. Vị trí trong bảng tuần hoàn

- Kẽm ở ô số 30, thuộc chu kì 4, nhóm IIB của bảng tuần hoàn.

- Trong các hợp chất, kẽm có số oxi hóa là +2.

Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc (ảnh 1)

2. Tính chất

- Zn là kim loại có màu lam nhạt. Trong không khí ẩm, kẽm bị phủ một lớp oxit mỏng nên

có màu xám.

- Kẽm là kim loại có khối lượng riêng lớn (D = 7,13g/cm3), có tonc = 419,5oC.

- Ở điều kiện thường, Zn khá giòn nên không kéo dài được, nhưng khi đun nóng từ 100 -

150oC lại dẻo và dai, đến 200oC thì giòn trở lại và có thể tán được thành bột.

- Zn ở trạng thái rắn và các hợp chất của kẽm không độc. Riêng hơi của ZnO thì rất độc.

- Zn là một kim loại khá hoạt động, có tính khử mạnh hơn sắt. Phản ứng với nhiều phi kim như O2, Cl2, S, ... và các dung dịch axit, kiềm, muối. Ví dụ:

Zn + S t ZnS

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

3. Ứng dụng

- Mạ (hoặc tráng) để bảo vệ bề mặt các dụng cụ, thiết bị bằng sắt, thép để chống gỉ, chống ăn mòn.

- Chế tạo hợp kim như hợp kim với Cu - Zn.

- Chế tạo pin điện hóa, phổ biến nhất là pin Zn - Mn ... .

- Một số hợp chất của Zn dùng trong y học, chẳng hạn như ZnO dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,...

III. Chì (Pb)

1. Vị trí trong bảng tuần hoàn

- Chì nằm ở ô số 82, thuộc nhóm IVA, chu kì 6 trong bảng tuần hoàn.

- Trong hợp chất, chì có số oxi hóa là +2 và +4, trong đó số oxi hóa phổ biến và bền hơn là +2.

2. Tính chất

- Chì màu trắng hơi xanh, mềm, dễ dát mỏng và kéo sợi.

- Là kim loại nặng (D = 11,34g/cm3), nóng chảy ở 327oC.

Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc (ảnh 1)

Kim loại chì

- Ở điều kiện thường, chì tác dụng với oxi không khí tạo ra màng oxit bảo vệ cho kim loại không bị tiếp tục oxi hóa. Khi đun nóng trong không khí, Pb bị oxi hóa dần đến hết tạo thành PbO.

          2Pb + O2 t 2PbO

- Khi đun nóng, chì tác dụng trực tiếp với lưu huỳnh tạo ra PbS.

          Pb + S t PbS

- Chì và các hợp chất của chì đều rất độc. Một lượng chì vào cơ thể sẽ gây ra bệnh làm xám

men răng và có thể gây rối loạn thần kinh.

3. Ứng dụng

Chì được dùng để chế tạo các bản cực ắc quy, vỏ dây cáp, đầu đạn và dùng để chế tạo thiết bị để bảo vệ các tia phóng xạ. Ngoài ra, nó còn dùng để chế tạo các hợp kim.

IV. Thiếc (Sn)

1. Vị trí trong bảng tuần hoàn

- Thiếc nằm ở ô số 50, thuộc nhóm IVA, chu kì 5 trong bảng tuần hoàn.

- Trong hợp chất, thiết có số oxi hóa là +2 và +4, trong đó số oxi hóa phổ biến và bền hơn là +2.

2. Tính chất

- Kim loại màu trắng, dẻo, dễ cán mỏng, nhiệt độ nóng chảy 232oC.

- Thiếc có 2 dạng thù hình: thiếc trắng và thiếc xám hai dạng thù hình này có thể biến đổi lẫn nhau phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Thiếc là kim loại có tính khử yếu:

+ Bị oxi hóa ở nhiệt độ cao

+ Tác dụng chậm với dung dịch HCl và H2SO­4 loãng tạo Sn(II) và khí H­2

+ Tan trong kiềm đặc: NaOH, KOH

Ví dụ:

Sn + O2 t SnO2

Sn + 2HCl SnCl2 + H2

3. Ứng dụng của thiếc

- Một lượng lớn Sn dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ (sắt tây) dùng trong công nghiệp thực phẩm.

- Lá thiếc mỏng dùng trong tụ điện.

- Hợp kim Sn - Pb (nóng chảy ở 180oC) dùng để hàn.

- Dùng chế tạo các hợp kim có tính chịu ma sát, dùng để chế ổ trục quay.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »