Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 345

Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm chứa 4-5 ml dung dịch H2SO4 2M. Đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng ta thấy :

A. chất khí không màu, dung dịch không màu

B. chất khí đỏ nâu, dung dịch màu vàng

C. chất khí không màu, dung dịch màu xanh nhạt

Đáp án chính xác

D. chất khí đỏ nâu, dung dịch màu xanh thẫm

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án C

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch FeSO4 mới điều chế, lắc ống nghiệm, ta thấy 

Xem đáp án » 05/09/2022 774

Câu 2:

Đun sôi 4 - 6 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm. Rót nhanh dung dịch FeCl2 mới điều chế vào dung dịch NaOH. Quan sát hiện tượng ta thấy xuất hiện kết tủa có màu gì nếu để kết tủa đến cuối buổi thí nghiệm ta thấy xuất hiện kết tủa có màu gì ? 

Xem đáp án » 05/09/2022 590

Câu 3:

Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm. Rót vào ống nghiệm 3-5 ml dung dịch HC1 2M. Đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng ta thấy 

Xem đáp án » 05/09/2022 470

LÝ THUYẾT

Các kiến thức cơ bản cần nắm vững:

1. Sắt

- Sắt thuộc ô 26,  nhóm VIIIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.

- Cấu hình electron của Fe: [Ar]3d64s2;       Fe2+: [Ar]3d6;    Fe3+: [Ar]3d5.

- Số oxi hóa trong hợp chất: +2, +3.

- Có màu trắng, hơi xám, dẻo, dễ rèn, nóng chảy ở nhiệt độ 1540oC,

- D = 7,9 g/cm3, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có tính nhiễm từ.

- Sắt có tính khử trung bình:

+ Với chất oxi hóa yếu:           Fe → Fe2+ + 2e.

+ Với chất oxi hóa mạnh:       Fe → Fe3+ + 3e.

+ Fe thụ động với H2SO4 đặc, nguội và HNO­­3 đặc, nguội.

Ví dụ:

3Fe + 2O2 t Fe3O4

Fe + S t FeS

2Fe + 3Cl2 t 2FeCl3

Fe + 2HCl FeCl2 + H2

Fe + 4 HNO3 t Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

              Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

2. Hợp chất của sắt

- Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(II) là tính khử.

          Fe2+ → Fe3+ + 1e

- Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(III) là tính oxi hóa:

          Fe3+ + 1e → Fe2+

          Fe3+ + 3e → Fe

Ví dụ minh họa:

          2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

          Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

3. Hợp kim của sắt

a. Gang

- Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó C chiếm 2 – 5% về khối lượng.

- Phân loại: Gang trắng và gang xám.

- Nguyên tắc luyện gang : khử oxit sắt trong quặng thành sắt.

Các phương trình hóa học xảy ra trong quá trình luyện gang:

 -  Phản ứng tạo thành chất khử CO:

C + O2 t CO2

C + CO2 t 2CO

- Phản ứng khử sắt oxit:

+ Phần trên thân lò có nhiệt độ khoảng 400oC xảy ra phản  ứng:

          3Fe2O3 + CO t 2Fe3O4 + CO2

+ Phần giữa thân lò có nhiệt độ khoảng 500 – 600oC xảy ra phản ứng:

          Fe3O4 + CO t 3FeO + CO2

+ Phần dưới thân lò có nhiệt độ khoảng 700 – 800oC xảy ra phản ứng:

          FeO + CO t Fe + CO2

- Phản ứng tạo xỉ:

Ở phần bụng lò, nơi có nhiệt độ khoảng 1000oC. Đá vôi bị phân hủy thành CaO, kết hợp với SiO2 có trong quặng tạo thành xỉ.

CaO + SiO2 t CaSiO3

b.Thép

- Là hợp kim của sắt với C trong đó C chiếm 0,01 – 2% về khối lượng.

- Phân loại: thép thường và thép đặc biệt.

- Nguyên tắc luyện gang thành thép: loại bỏ phần lớn các nguyên tố C, Si,Mn, S,… ra khỏi gang bằng cách oxi hóa chúng và chuyển thành xỉ.

- Phương pháp luyện thép: phương pháp Bet-xơ-me (lò thổi oxi); phương pháp Mac-tanh (lò bằng); phương pháp lò điện.

- Gang và thép được sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp và đời sống.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »