IMG-LOGO

Câu hỏi:

05/09/2022 343

Có 2 dung dịch chứa riêng rẽ các anion sau: SO32-, CO32-. Thuốc thử để nhận biết các anion là

A. Nước vôi trong

B. dung dịch HCl và nước Br2

Đáp án chính xác

C. Dung dịch HCl

D. Dung dịch NaOH

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Thuốc thử để nhận biết là dung dịch HCl và nước Br2

SO2+Br2+2H2O2HBr+H2SO4

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt NaCl, NaHSO4, HCl là

Xem đáp án » 05/09/2022 1,160

Câu 2:

Có 3 dung dịch chứa 3 muối natri của các anion: Cl-, CO32-, SO42-. Thuốc thử nào sau đây cho phép phân biệt cả 3 muối trên?

Xem đáp án » 05/09/2022 815

Câu 3:

Cho các dung dịch: Na2S, Na2SO4, NaNO3, NaCl. Để nhận biết các dung dịch trên cần dùng những thuốc thử trong dãy nào sau đây?

Xem đáp án » 05/09/2022 521

Câu 4:

Các thuốc thử thích hợp dùng để phân biệt các dung dịch: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, Na2SO4, NaOH là:

Xem đáp án » 05/09/2022 430

Câu 5:

Khi cho chất X vào dung dịch kiềm, lúc đầu thu được kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang nâu đỏ khi đưa ra ngoài không khí. Chất X là

Xem đáp án » 05/09/2022 372

Câu 6:

Khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 thì sản phẩm có màu xanh thẫm của

Xem đáp án » 05/09/2022 342

Câu 7:

Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử là dd AgNO3 vì

Xem đáp án » 05/09/2022 243

Câu 8:

Để nhận biết các chất rắn riêng biệt sau: BaO, MgO, CuO ta dùng thuốc thử là

Xem đáp án » 05/09/2022 187

Câu 9:

Nước giếng ở đồng bằng Bắc bộ thường có nhiều ion Fe2+. Loại nước này dùng để sinh hoạt có nhiều bất tiện như làm quần áo bị ố vàng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Biện pháp nào loại bỏ ion Fe2+ ra khỏi nước là đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả hơn cả ?

Xem đáp án » 05/09/2022 186

LÝ THUYẾT

I. Nguyên tắc nhận biết

Để nhận biết 1 ion trong dung dịch, người ta thêm vào dung dịch 1 thuốc thử tạo với ion đó 1 sản phẩm đặc trưng như: chất kết tủa, hợp chất có màu, chất khí khó tan sủi bọt hoặc chất khí bay ra khỏi dung dịch…

II. Nhận biết một số cation trong dung dịch

1. Nhận biết cation Na+

- Để nhận biết ion Na+ ta dùng phương pháp vật lí thử màu ngọn lửa. Ion Na+ cháy cho ngọn lửa màu vàng tươi.

Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch (ảnh 1)

- Cách tiến hành: Cho một ít muối natri dưới dạng dung dịch hoặc muối rắn lên một dây platin hình khuyên gắn với một đũa thủy tinh nhỏ (dùng làm cán) rồi đưa đầu dây hình khuyên đó vào ngọn lửa đèn khí không màu thì thấy ngọn lửa nhuộm màu vàng tươi.

- Chú ý: Trong không khí của phòng thí nghiệm có nhiều bụi, trong bụi nhiều khi có lượng vết muối natri nên ta thấy ngọn lửa có màu vàng. Vì vậy, khi tiến hành thử ta nhúng dây platin nhiều lần vào dung dịch HCl sạch và chỉ kết luận sự có mặt của Na+ khi ngọn lửa có màu vàng tươi.

2. Nhận biết cation NH4+

- Thêm lượng dư dung dịch kiềm NaOH hoặc KOH …vào dung dịch chứa ion amoni rồi đun nóng nhẹ, thấy giải phóng NH3, có mùi khai.

- Nhận ra khí NH3 bằng mùi khai của nó hoặc sự đổi màu của giấy quỳ tím tẩm ướt bằng nước cất (màu quỳ tím đổi sang màu xanh).

- Phương trình phản ứng dạng ion thu gọn: NH4+ + OH-  t NH3 + H2O

3. Nhận biết cation Ba2+

Để nhận biết ion Ba2+ ta sử dụng dung dịch H2SO4 loãng hoặc các dung dịch chứa gốc SO42-.

 + Hiện tượng: thuốc thử này tạo với ion Ba2+ kết tủa màu trắng không tan trong thuốc thử dư.

Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch (ảnh 1)

+ Phương trình ion thu gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4

4. Nhận biết cation Al3+

- Để nhận biết ion Al3+ ta sử dụng dung dịch kiềm như: NaOH, KOH

- Hiện tượng: Đầu tiên tạo thành hiđroxit Al(OH)3 kết tủa keo trắng. Sau đó, kết tủa này tan trong thuốc thử (kiềm) dư.

Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch (ảnh 1)

- Phương trình ion tổng quát:

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3  + OH- → AlO2- + 2H2O

5. Nhận biết các cation Fe2+ và Fe3+

a) Nhận biết cation Fe3+

- Để nhận biết ion Fe3+ ta sử dụng dung dịch kiềm (như NaOH; KOH …) hoặc dung dịch amoniac (NH3).

- Hiện tượng: Phản ứng tạo kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ, kết tủa không tan khi thuốc thử dư.

Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch (ảnh 1)

- Phương ion thu gọn:

+ Fe3+ phản ứng với dung dịch kiềm:

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 nâu đỏ

+ Fe3+ phản ứng với dung dịch NH3:

Fe3+ + 3NH3 + 3H2O → 3NH4+ + Fe(OH)3 nâu đỏ

b) Nhận biết cation Fe2+

- Để nhận biết ion Fe2+ ta sử dụng dung dịch kiềm (OH-) ví dụ như NaOH, KOH,...

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa Fe(OH)2 màu trắng hơi xanh:

Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch (ảnh 1)

Ngay sau đó, kết tủa này tiếp xúc với oxi không khí và bị oxi hóa thành Fe(OH)3. Vì vậy, kết tủa đang từ màu trắng hơi xanh, chuyển dần sang màu vàng rồi cuối cùng thành màu nâu đỏ.

Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch (ảnh 1)

- Phương trình hóa học:

Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2trắng xanh

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ nâu đỏ

6. Nhận biết cation Cu2+

- Để nhận biết Cu2+ ta dùng dung dịch NH3.

- Hiện tượng: Ban đầu thuốc thử tạo với Cu2+ kết tủa Cu(OH)2 màu xanh, sau đó kết tủa bị hòa tan trong thuốc thử dư tạo thành dung dịch có màu xanh lam đậm.

Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch (ảnh 1)

- Phương trình phản ứng:

Cu2+ + 2NH3 + 2H2O  → 2NH4+  +  Cu(OH)2xanh lam

Cu(OH) +  4NH3  →  [Cu(NH3)4](OH)2 (phức xanh đặc trưng)

III. Nhận biết một số anion trong dung dịch

1. Nhận biết anion NO3-

- Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch ta có thể dùng bột Cu hoặc một vài mẩu lá Cu mỏng trong môi trường axit (axit sunfuric loãng)

- Hiện tượng: Bột Cu tan ra tạo thành dung dịch màu xanh, khí NO không màu bay lên gặp oxi của không khí, tạo thành khí NO2 có màu nâu đỏ.

+ Phương trình hóa học minh họa:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

2NO (không màu) + O2 → 2NO2 (màu nâu đỏ)

Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch (ảnh 1)

2. Nhận biết anion SO42-

- Để nhận biết ion SO42-  ta sử dụng các dung dịch muối của bari (Ba2+), ví dụ như BaCl2, Ba(NO3)2 hoặc bari hiđroxit Ba(OH)2.

- Hiện tượng: Phản ứng sẽ cho kết tủa trắng không tan trong nước và axit mạnh.

Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch (ảnh 1)

+ Tổng quát: SO42- + Ba2+ → BaSO4 (↓ trắng)

3. Nhận biết anion Cl-

- Để nhận biết ion Cl- ta sử dụng dung dịch bạc nitrat (AgNO3).

+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng

Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch (ảnh 1)

+ Tổng quát: Ag+ + Cl- → AgCl (↓ trắng)

4. Nhận biết anion CO32-

a. Để nhận biết ion (CO32-) trong dung dịch ta sử dụng dung dịch axit mạnh như HCl, H2SO4 ...

- Tổng quát: CO32-+ 2H+ CO2+ H2O

- Hiện tượng: Có hiện tượng sủi bọt khí.

Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch (ảnh 1)

Ví dụ:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

b. Nhận biết ion ( CO32-) bằng các hợp chất tan của Ba2+ hoặc Ca2+.

-Tổng quát: CO32- + Ba2+ → BaCO3 trắng

                    CO32- + Ca2+ → CaCO3 trắng

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch (ảnh 1)

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »