Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 266

Cho các chất: Cr2O3, FeSO4, Cr(OH)3, K2Cr2O7. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH đặc là

A. 4

Đáp án chính xác

B. 1

C. 2

D. 3

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án A

Tất cả các chất đều phản ứng được với NaOH đặc.

PTHH:

Cr2O3+2NaOH đc2NaCrO2+H2OFeSO4+2NaOHFe(OH)2 +Na2SO4Cr(OH)3+NaOHNaCrO2+2H2OK2Cr2O7+2NaOHK2CrO4+Na2CrO4+H2O

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?

Xem đáp án » 05/09/2022 962

Câu 2:

Hai chất nào sau đây không thể phản ứng với nhau?

Xem đáp án » 05/09/2022 927

Câu 3:

Cho các chất: Fe, CrO3, Fe(NO3)2, FeSO4, Cr(OH)3, Na2Cr2O7. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

Xem đáp án » 05/09/2022 827

Câu 4:

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hóa khử?

Xem đáp án » 05/09/2022 707

Câu 5:

Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là

Xem đáp án » 05/09/2022 518

Câu 6:

Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là

Xem đáp án » 05/09/2022 440

Câu 7:

Cho các dung dịch sau: Na2CO3; Na2S,CuS, Na2SO4, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe(NO3)3 , CH3NH3HCO3, CH3COONa lần lượt vào dung dịch HCl. Số trường hợp có khí thoát ra là

Xem đáp án » 05/09/2022 367

Câu 8:

Có 6 lọ mất nhãn đựng các dụng dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, FeCl2, AlCl3, NH4Cl. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

Xem đáp án » 05/09/2022 311

Câu 9:

Cho các chất: Ca(HCO3)2, H2NCH2COOH, HCOONH4, Al(OH)3, Al, (NH4)2CO3, Cr2O3. Số chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl là

Xem đáp án » 05/09/2022 263

Câu 10:

Cho các chất sau: H2N- C2H4-COO-CH3, Al, Al(OH)3, KHSO4, CH3COONH4, H2N-CH2-COOH, NaHCO3, Pb(OH)2, Sn(OH)2, NaHS. Số chất có tính chất lưỡng tính là

Xem đáp án » 05/09/2022 243

Câu 11:

Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là

Xem đáp án » 05/09/2022 242

Câu 12:

Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra

Xem đáp án » 05/09/2022 209

Câu 13:

Dung dịch nào sau đây có pH < 7

Xem đáp án » 05/09/2022 207

Câu 14:

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X là

Xem đáp án » 05/09/2022 175

LÝ THUYẾT

I – Nguyên tắc chung để nhận biết một số chất khí

Để nhận biết một chất khí người ta có thể dựa vào tính chất vật lý hoặc tính chất hóa học đặc trưng của nó.

Ví dụ: Nhận ra khí NH3 bằng mùi khai đặc trưng.

II. Nhận biết một số chất khí

1. Nhận biết khí CO2

- Cách nhận biết: Dẫn khí vào dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) hoặc dung dịch Ba(OH)2

- Hiện tượng: Dung dịch bị vẩn đục màu trắng, sau đó nếu khí dư, dung dịch lại trở nên trong suốt.

- Phương trình hóa học:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

CaCO3 + CO2 dư + H2O → Ca(HCO3)2

Ngoài ra, chúng ta có thể nhận biết khí này bằng cách sử dụng que đóm đang cháy cho vào bình chứa khí CO2. Hiện tượng quan sát được đó là que đóm vụt tắt.

- Lưu ý:

+ Khí CO2 làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.

+ Ngoài ra SO2 cũng có tính chất này, do đó không dùng phương pháp này để phân biệt CO2 và SO2.

2. Nhận biết khí SO2

Khí lưu huỳnh đioxit (SO2) (khí sunfurơ) là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước.

- Cách nhận biết: Sục vào dung dịch brom hoặc dung dịch thuốc tím.

- Hiện tượng: Làm mất màu dung dịch brom hoặc mất màu dung dịch thuốc tím.

- Phương trình hóa học:

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4

Ngoài ra, có thể nhận biết bằng cách sục khí từ từ đến dư vào dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) hoặc Ba(OH)2. Hiện tượng xuất hiện tương tự như sục CO2 vào dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) hoặc Ba(OH)2 như đã xét ở trên.

Lưu ý: Khí SO2 là khí độc, hít thở phải không khí có khí này sẽ gây viêm đường hô hấp. Do đó, khi tiến hành thí nghiệm phải cẩn thận và tiến hành trong tủ hốt.

3. Nhận biết khí H2S

- Khí H2S không màu, nặng hơn không khí, có mùi trứng thối và độc. Lượng rất nhỏ khí H2S trong không khí cũng khiến ta dễ dàng nhận ra do mùi trứng thối  khó chịu của nó.

- Cách  nhận biết H2S bằng phương pháp hóa học: Dùng miếng giấy lọc tẩm dung dịch muối chì axetat (không màu).

- Hiện tượng: Tạo thành kết tủa đen trên miếng giấy lọc có tẩm muối chì được thấm ướt bằng nước.

- Phương trình hóa học:

H2S + Pb2+ → PbS + 2H+

4. Nhận biết khí NH3

- Cách nhận biết: Dùng quỳ tím ẩm

- Hiện tượng: Quỳ tím ẩm hóa xanh.

- Giải thích: Khi tan trong nước, NH3 kết hợp với ion H+của nước, tạo thành ion amoni NH4+ và giải phóng ion hiđroxit OH-, làm cho dung dịch có tính bazơ và dẫn điện:

NH3+H2O NH4++OH-

Ngoài ra, có thể nhận biết khí NH3 bằng cách cho tác dụng với khí HCl, thấy có khói trắng xuất hiện.

NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl (r)

Lưu ý: Khí NH3 có mùi khai đặc trưng, kích thích mắt và hệ thống hô hấp rất mạnh. Lượng rất nhỏ khí này trong không khí cũng kiến chúng ta nhận ra ngay  bằng mùi khai rất đặc trưng.

 

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »