Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi rất chậm qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp X là
A. 55,92%
B. 35,37%
C. 30,95%
D. 53,06%
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Tiến hành đồng trùng ngưng axit 6-aminohexanoic và axit 7- aminoheptanoic được tơ poliamit X. Đốt cháy hoàn toàn 48,7 gam X với O2 vừa đủ, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH dư, còn lại 4,48 lít khí (đktc). Tỉ lệ số mắt xích của mỗi loại trong X là
Khi đốt cháy 0,1 mol oligopeptit X tạo nên từ amino axit có công thức phân tử C2H5NO2 thu được 12,6 gam nước. X là
Khi thủy phân hoàn toàn một peptit X mạch hở, thu được glyxin và valin với tỉ lệ mol 1 : 1. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 23,4 gam nước. Số nguyên tử oxi có trong một phân tử X là:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X thu được 2 mol Glyxin và 3 mol Valin. Y là peptit được tạo bởi α-amino axit chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. X, Y có tổng số liên kết peptit là 7. Đun nóng 51,65 gam hỗn hợp E chứa X, Y với 600 ml dung dịch NaOH 1,3M (lấy dư 20% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 74,95 gam muối khan. Khối lượng phân tử của Y là
Hỗn hợp X gồm hai peptit A và B. Tổng liên kết peptit của hai peptit là 7. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp thu được a mol alanin và b mol glyxin. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong khí oxi vừa đủ thu được 0,53 mol CO2 và 0,11 mol khí N2. Tỉ lệ a : b gần đúng là
X, Y, Z, T là các peptit đều được tạo bởi các α-amino axit no, chứa một nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH và có tổng số nguyên tử oxi là 12. Đốt cháy 13,98 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 14,112 lít O2 (đktc) thu được CO2, H2O, N2. Mặt khác, đun nóng 0,135 mol hỗn hợp E bằng dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng chất rắn khan là
Cho hỗn hợp X gồm các tripeptit Ala-Ala-Gly; Ala-Gly-Glu và Gly-Val-Ala. Thủy phân hoàn toàn m gam X thu được 4 amino axit, trong đó có 4,875 gam glyxin và 8,01 gam alanin. Mặt khác, nếu đem đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là
Hỗn hợp X gồm Ala–Val–Ala,Val–Val, Ala–Ala, Ala–Val, Val–Ala. Thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp X thu được Alanin và Valin có tỉ lệ về khối lượng là Alanin:Valin=445:468. Đốt 0,4 mol hỗn hợp X thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 216,1 gam. Phần trăm khối lượng Ala–Val–Ala trong hỗn hợp X là
X là peptit mạch hở cấu tạo từ axit glutamic và α-amino axit Y no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Để tác dụng vừa đủ với 0,1 mol X cần 0,7 mol NaOH tạo thành hỗn hợp muối trung hoà. Đốt 6,876 gam X cần 8,2656 lít O2 (đktc). Đốt m gam tetrapeptit mạch hở cấu tạo từ Y cần 20,16 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y đều tạo bởi glyxin và alanin. Biết rằng tổng số nguyên tử O trong A là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy có 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m là
Hỗn hợp E gồm 2 peptit X và Y (MX < MY) mạch hở, có tổng số liên kết peptit là 10. Đốt cháy 0,2 mol E với lượng O2 vừa đủ, thu được N2; x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,08. Mặt khác, đun nóng 46,8 gam E với dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của glyxin và valin có tổng khối lượng là 83,3 gam. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là :
Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có công thức phân tử là C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol etylic và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị a : b gần nhất với
Cho m gam hỗn hợp E gồm một peptit X và một amino axit Y (MX > 4MY) được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1 tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch G chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch G phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch T chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng?
X là pept ait có dạng CxHyOzN6, Y là peptit có dạng CmHnO6Nt (X, Y đều được tạo bởi các aminoxit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đun nóng 32,76 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy 32,76 gam E thu được CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong lấy dư, thu được 123 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch thay đổi m gam. Giá trị của m là :
Hỗn hợp X gồm 0,1 mol một α-amino axit no, mạch hở A chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH và 0,025 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ A. Đốt cháy hỗn hợp X cần a mol O2, sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y thu được 14,448 lít CO2 (đktc). Đốt 0,01a mol đipeptit mạch hở cấu tạo từ A cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là