Viết đoạn văn 200 chữ với nhan đề: Ý nghĩa của việc biết lắng nghe.
Yêu cầu chung:
- Nội dung:
+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;
+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;
+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Hình thức:
+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;
+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;
+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
Hệ thống ý |
Dẫn dắt |
- Nêu từ khóa: lắng nghe |
Giải thích |
- Lắng nghe là một năng lực của con người, biểu hiện ở việc họ tiếp thu được thông tin mà người nói muốn truyền tải qua giao tiếp. Có nhiều mức độ lắng nghe khác nhau, tùy vào khả năng và mục đích giao tiếp của mỗi người. |
|
Phân tích |
- Biết lắng nghe có ý nghĩa như thế nào? + Lắng nghe sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ trong giao tiếp vì con người có nhu cầu được khẳng định, được công nhận, được đánh giá đúng mức,... + Bản thân người biết lắng nghe cũng trau dồi cho mình được những năng lực quan trọng trong cuộc sống: cách tiếp nhận, cách phản ứng,... + Lắng nghe là biểu hiện của sự sẻ chia, có sức mạnh to lớn, làm gia tăng niềm vui và giảm thiểu nỗi buồn,... - Vì sao cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe? + Vì lắng nghe là một năng lực tự nhiên, nhưng cần được trau dồi thường xuyên thông qua rèn luyện. + Vì lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công, vì khi biết lắng nghe, cũng tức là bạn đã biết chọn lọc thông tin, quan sát tinh tế, bồi dưỡng trực giác và đắc nhân tâm. |
|
Phản biện |
- Phân biệt lắng nghe bằng trái tim, bằng sự thấu cảm với lắng nghe qua loa, chiếu lệ + Lắng nghe bằng trái tim giúp kết nối mọi người. + Lắng nghe qua loa làm giảm hiệu quả tương tác và giao tiếp. |
|
Liên hệ |
- Bài học/Liên hệ + Từ khóa. Bắt đầu rèn luyện từ lắng nghe bản thân mình và lắng nghe những người mình quan tâm. Sau đó, mới mở rộng ra thành năng lực trong cuộc sống. |
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi người khác nói, chúng ta có cái kiểu nghe đạỉ loại theo bốn cách: kiểu phớt lờ họ, chăng chú ý nghe gì cả; hoặc giả như có nghe, ầm ừ cho qua chuyện; hoặc nghe có chọn lọc, nghe từng phần nào đó của câu chuyện thôi; và nghe chăm chú, quan tâm và tập trung vào những gì họ đang nói. Nhưng mấy aỉ trong chúng ta có được trình độ nghe cao: nghe với lòng thấu cảm.
Khỉ chúng ta biết nghe với lòng thấu cảm, chủng ta không nghe theo cách “chủ động ” hoặc “ngờ vực” mà thực chất chẳng hơn gì cách nghe hờ hững, nghe có tính chất “xã giao”, có khi còn làm tổn thương đến “người được nghe” – kỉểu nghe để đối đáp, để khống chế, để toan tính.
Khi tôi nói tôi nghe với lòng thấu cảm, có nghĩa là tôi nghe với ý hướng để hiếu. Có nghĩa là tôi hiểu người khác trước, để hiểu được họ thực sự. [...] Đó là cách nghe đi vào lòng người. Cả hai nhìn thế giới theo cùng một cách nhìn và cùng hiểu nhau.
Thấu cảm khác với thương cảm. Thương cảm là một dạng của sự tán thành, một dạng của cách đánh giả và đôi khi là sự đáp ứng tình cảm có tính bao trùm, che chở. Con người lại thường ưa kiểu thương cảm này. Nó làm cho họ phụ thuộc. Còn việc lắng nghe với lòng thấu cảm không nhất thiết đòi sự tán thành; mà là việc bạn hiểu người đó đầy đủ, sâu xa với tất cả tình cảm và hiểu biết của bạn.
Lắng nghe với lòng thấu cảm vượt xa cả sự ghi nhận, hoặc đặt vấn đề, hay đơn thuần chỉ hiểu những gì họ nói ra thôi. Trên thực tế, theo các chuyên gia về giao tiếp thì trong những giao tiếp của chúng ta, chúng ta chỉ thể hiện 10% bằng lời nói, 30% khác là những âm động, còn tới 60% là ngôn ngữ của cơ thể. Trong việc lắng nghe có tính chất thấu cảm, chúng ta không chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng mắt và bằng con tỉm. Bạn nghe để cảm nhận, nghe để tìm ra ý nghĩa. Bạn nghe để biết cách sống. Bạn vận dụng cả bán cầu phải và bán cầu trái của não. Bạn cảm nhận, bạn trực cảm, bạn cảm thấy.
Lắng nghe với lòng thấu cảm còn cho bạn một khả năng vì nó cung cấp cho bạn những dữ liệu chính xác để hành xử. Thay vì khư khư giữ lẩy những gì là của mình, xử sự với thực tại bên trong tâm trí của người khác, bạn đang lắng nghe để hiểu, bạn giao tiếp và lĩnh hội một tâm hồn.
(Stephen R. Covey, Bảy thói quen của người thành đạt, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)
Câu 1. Chỉ ra 2 phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích?
Anh/chị hiểu như thế nào về số liệu và quan điểm mà tác giả đưa ra: “Trên thực tế, theo các chuyên gia về giao tiếp thì trong những giao tiếp của chúng ta, chúng ta chỉ thể hiện 10%) bằng lời nói, 30% khác là những âm động, còn tới 60%) là ngôn ngữ của cơ thể. Trong việc lắng nghe có tính chất thấu cảm, chúng ta không chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng mắt và bằng con tim?”
Tác giả đã liệt kê những kiểu nghe nào, việc nghe với sự thấu cảm cao hơn các kiểu nghe khác như thế nào?
Anh/chị rút ra được thông điệp, bài học gì sau khi đọc hiểu văn bản.
Phân tích nét đẹp truyền thống và hiện đại của hình tượng Em trong đoạn thơ dưới đây:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
(Sóng - Xuân Quỳnh)