30 đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2022 - Đề 8
-
4672 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi người khác nói, chúng ta có cái kiểu nghe đạỉ loại theo bốn cách: kiểu phớt lờ họ, chăng chú ý nghe gì cả; hoặc giả như có nghe, ầm ừ cho qua chuyện; hoặc nghe có chọn lọc, nghe từng phần nào đó của câu chuyện thôi; và nghe chăm chú, quan tâm và tập trung vào những gì họ đang nói. Nhưng mấy aỉ trong chúng ta có được trình độ nghe cao: nghe với lòng thấu cảm.
Khỉ chúng ta biết nghe với lòng thấu cảm, chủng ta không nghe theo cách “chủ động ” hoặc “ngờ vực” mà thực chất chẳng hơn gì cách nghe hờ hững, nghe có tính chất “xã giao”, có khi còn làm tổn thương đến “người được nghe” – kỉểu nghe để đối đáp, để khống chế, để toan tính.
Khi tôi nói tôi nghe với lòng thấu cảm, có nghĩa là tôi nghe với ý hướng để hiếu. Có nghĩa là tôi hiểu người khác trước, để hiểu được họ thực sự. [...] Đó là cách nghe đi vào lòng người. Cả hai nhìn thế giới theo cùng một cách nhìn và cùng hiểu nhau.
Thấu cảm khác với thương cảm. Thương cảm là một dạng của sự tán thành, một dạng của cách đánh giả và đôi khi là sự đáp ứng tình cảm có tính bao trùm, che chở. Con người lại thường ưa kiểu thương cảm này. Nó làm cho họ phụ thuộc. Còn việc lắng nghe với lòng thấu cảm không nhất thiết đòi sự tán thành; mà là việc bạn hiểu người đó đầy đủ, sâu xa với tất cả tình cảm và hiểu biết của bạn.
Lắng nghe với lòng thấu cảm vượt xa cả sự ghi nhận, hoặc đặt vấn đề, hay đơn thuần chỉ hiểu những gì họ nói ra thôi. Trên thực tế, theo các chuyên gia về giao tiếp thì trong những giao tiếp của chúng ta, chúng ta chỉ thể hiện 10% bằng lời nói, 30% khác là những âm động, còn tới 60% là ngôn ngữ của cơ thể. Trong việc lắng nghe có tính chất thấu cảm, chúng ta không chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng mắt và bằng con tỉm. Bạn nghe để cảm nhận, nghe để tìm ra ý nghĩa. Bạn nghe để biết cách sống. Bạn vận dụng cả bán cầu phải và bán cầu trái của não. Bạn cảm nhận, bạn trực cảm, bạn cảm thấy.
Lắng nghe với lòng thấu cảm còn cho bạn một khả năng vì nó cung cấp cho bạn những dữ liệu chính xác để hành xử. Thay vì khư khư giữ lẩy những gì là của mình, xử sự với thực tại bên trong tâm trí của người khác, bạn đang lắng nghe để hiểu, bạn giao tiếp và lĩnh hội một tâm hồn.
(Stephen R. Covey, Bảy thói quen của người thành đạt, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)
Câu 1. Chỉ ra 2 phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích?
- Hai phép liên kết:
+ Phép lặp: “nghe”, “chúng ta” lặp lại ở cả hai câu trong đoạn.
+ Phép nối: “nhưng” ở câu sau nối với ý câu truớc thể hiện ý trái ngược.
Câu 2:
Tác giả đã liệt kê những kiểu nghe nào, việc nghe với sự thấu cảm cao hơn các kiểu nghe khác như thế nào?
- Tác giả chỉ ra có 5 cách nghe:
+ “Kiểu phớt lờ họ, chẳng chú ý nghe gì cả”
+ “Giả như có nghe, ầm ừ cho qua chuyện”
+ “Nghe có chọn lọc, nghe từng phần nào đó của câu chuyện thôi”
+ “Nghe chăm chú, quan tâm và tập trung vào những gì họ đang nói.”
+ “Nghe với lòng thấu cảm.”
- Tác giả cho rằng nghe với lòng thấu cảm là nghe với trình độ cao hơn, cụ thể:
+ Nghe thông thường chỉ để xã giao, để đối đáp hoặc khống chế, toan tính,...; nghe với lòng thấu cảm trước hết là để hiểu được người khác một cách thực sự.
+ Nghe với lòng thấu cảm vượt xa cả sự ghi nhận hoặc chỉ đơn thuần là để hiểu những gì người khác nói ra; đó là cách nghe không chỉ bằng tai mà còn bằng mắt, bằng tâm hồn, bằng trái tim.
Câu 3:
Anh/chị hiểu như thế nào về số liệu và quan điểm mà tác giả đưa ra: “Trên thực tế, theo các chuyên gia về giao tiếp thì trong những giao tiếp của chúng ta, chúng ta chỉ thể hiện 10%) bằng lời nói, 30% khác là những âm động, còn tới 60%) là ngôn ngữ của cơ thể. Trong việc lắng nghe có tính chất thấu cảm, chúng ta không chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng mắt và bằng con tim?”
Từ nhận định của tác giả khi bàn luận về cách lắng nghe, có thể đưa ra những nội dung lý giải như sau:
+ Khi biểu đạt một thông tin, người nói thể hiện qua nhiều phương tiện khác nhau: lời nói, âm động, ngôn ngữ cơ thể.
+ Trong số đó, đa phần các nội dung muốn biểu đạt lại được bộc lộ các yếu tố ngoài lời nói: 30% âm động, 60% ngôn ngữ cơ thể.
+ Vì vậy, người nghe cần có sự chú tâm và tinh tế, sử dụng nhiều giác quan (thị giác, thính giác và trực giác) để có thể thấu hiểu được nội dung người nói muốn truyền đạt.
Câu 4:
Anh/chị rút ra được thông điệp, bài học gì sau khi đọc hiểu văn bản.
Thí sinh chủ động đưa ra ý kiến của bản thân, đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
- Nội dung: trình bày được bài học/thông điệp cá nhân rút ra từ văn bản và bàn luận ngắn gọn về thông điệp đó.
Bài học/Thông điệp: rèn luyện năng lực nghe với lòng thấu cảm; nhận biết sự quan tâm của người đối diện qua cách họ lắng nghe mình nói;...
- Hình thức: đoạn văn ngắn, khoảng 8 – 10 dòng, diễn đạt mạch lạc.
Câu 5:
Viết đoạn văn 200 chữ với nhan đề: Ý nghĩa của việc biết lắng nghe.
Yêu cầu chung:
- Nội dung:
+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;
+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;
+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Hình thức:
+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;
+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;
+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
Hệ thống ý |
Dẫn dắt |
- Nêu từ khóa: lắng nghe |
Giải thích |
- Lắng nghe là một năng lực của con người, biểu hiện ở việc họ tiếp thu được thông tin mà người nói muốn truyền tải qua giao tiếp. Có nhiều mức độ lắng nghe khác nhau, tùy vào khả năng và mục đích giao tiếp của mỗi người. |
|
Phân tích |
- Biết lắng nghe có ý nghĩa như thế nào? + Lắng nghe sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ trong giao tiếp vì con người có nhu cầu được khẳng định, được công nhận, được đánh giá đúng mức,... + Bản thân người biết lắng nghe cũng trau dồi cho mình được những năng lực quan trọng trong cuộc sống: cách tiếp nhận, cách phản ứng,... + Lắng nghe là biểu hiện của sự sẻ chia, có sức mạnh to lớn, làm gia tăng niềm vui và giảm thiểu nỗi buồn,... - Vì sao cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe? + Vì lắng nghe là một năng lực tự nhiên, nhưng cần được trau dồi thường xuyên thông qua rèn luyện. + Vì lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công, vì khi biết lắng nghe, cũng tức là bạn đã biết chọn lọc thông tin, quan sát tinh tế, bồi dưỡng trực giác và đắc nhân tâm. |
|
Phản biện |
- Phân biệt lắng nghe bằng trái tim, bằng sự thấu cảm với lắng nghe qua loa, chiếu lệ + Lắng nghe bằng trái tim giúp kết nối mọi người. + Lắng nghe qua loa làm giảm hiệu quả tương tác và giao tiếp. |
|
Liên hệ |
- Bài học/Liên hệ + Từ khóa. Bắt đầu rèn luyện từ lắng nghe bản thân mình và lắng nghe những người mình quan tâm. Sau đó, mới mở rộng ra thành năng lực trong cuộc sống. |
Câu 6:
Phân tích nét đẹp truyền thống và hiện đại của hình tượng Em trong đoạn thơ dưới đây:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Yêu cầu chung
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thế hiện khả năng phân tích, cảm thụ.
- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ - Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Sóng - Dạng bài: Phân tích - Yêu cầu: Làm rõ vẻ đẹp truyền thống và hiện đại trong kho 1, 2 qua việc phân tích, cảm nhận nội dung và nghệ thuật. |
|||
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM |
|||
KIÊN THỨC |
HỆ THỐNG Ý |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Điểm |
CHUNG |
Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm |
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ hiện đại hiếm hoi xuất hiện nổi bật trên thi đàn văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Xuân Quỳnh được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa... Thơ chị luôn ăm ắp những cảm xúc, những cung bậc tình cảm, nhiều lo âu và luôn da diết cho những khát vọng đời thường như chính tính cách con người chị vậy. - Và Sóng, có lẽ cũng được viết ra trong những ăm ắp của cung bậc cảm xúc như thế. Thi phẩm được sáng tác tại cửa biển Diêm Điềm, khi nhà thơ đã từng trải qua những đau đớn, đổ vỡ trong tình yêu. Bài thơ là một trong những thi phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nữ sĩ, được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào. |
0.5 |
TRỌNG TÂM |
Giải thích |
- Vẻ đẹp hiện đại ở trong bài thơ Sóng là sự chủ động táo bạo của người con gái đang yêu với khát khao được sống, được yêu một cách tha thiết. Đó là những rung động rạo rực cùng một trái tim yêu luôn luôn có niềm tin vào sức mạnh của tình yêu. - Vẻ đẹp truyền thống là vẻ đẹp mang tính kế thừa gắn liên với người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa. Đó là sự giãi bày kín đáo ý nhị cùng với lòng thuỷ chung, son sắt nhưng cũng không giấu nổi những lo âu trăn trở về tình yêu và đời người. |
0.5 |
|
Phân tích, cảm nhận |
- Vẻ đẹp hỉện đại: Cuộc hành trình kỳ công đi tìm tình yêu đích thực: “Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể” + Sông trong tương quan với biển là một không gian nhỏ hẹp, chật chội, đầy tù túng. Người con gái Xuân Quỳnh đã khéo léo mượn hình ảnh sóng từ bỏ lòng được hướng tới tình yêu tuyệt đích vô biên. Đó là thứ tình yêu chân chính đầy sự bao dung, vị tha thấu hiểu sẻ chia. + Có thể thấy, ngay trong khổ thơ đầu tiên này một nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu. Nguời con gái khao khát yêu đuơng nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. Nếu “Sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó “tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, cái lớn lao đế tìm câu trả lời. Đặc biệt cụm từ “tìm ra tận” là tìm đến tận cùng, là quyết tâm thật mạnh mẽ, quyết liệt, sẽ đi đến cùng, để tìm đến nơi được vẫy vùng, được sống là mình, được thấu hiểu. - Vẻ đẹp hiện đại: khát vọng tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng “Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ.” + Từ cảm thán “ôi”: Như tiếng lòng, như lời thốt lên đầy da diết, thổn thức. Đó là tiếng lòng của người con gái đang khao khát về tình yêu. Tình yêu cũng như những con sóng, chẳng bao giờ yên bình, êm ả mà đầy những thăng trầm. Chính vì điều đó mà tình yêu còn tồn tại mãi mãi, bất tử cùng thời gian. + Tuổi trẻ sinh ra là để yêu, và tình yêu có vị trí đặc biệt cho riêng tuổi trẻ. Tình yêu đến bên ta như những con sóng nhỏ vỗ vào hồn để tim ta bồi hồi trong lồng ngực, để tâm hồn ta trào dâng bao “khát vọng” cồn cào. - Vẻ đẹp truyền thống được biểu hiện ở những trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất trong trái tim người con gái đáng yêu. “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ” + Hình ảnh sóng hiện ra với nhiều đối cực khác nhau. Đây là những biểu hiện thường thấy ở những con sóng gợi lên những nét tương đồng với người con gái khi yêu, lúc thì dịu dàng đằm thắm, lúc thì mạnh mẽ dữ dội. Dù cho người phụ nữ có mang bao nhiêu nét đẹp hiện đại thì dường như cũng có những nét trạng thái không bao giờ đổi thay trong trái tim yêu. + Tính khí của người con gái khi yêu là vậy, nó vốn mang trong mình nhiều đối cực mâu thuẫn nhưng đó lại là những mâu thuẫn trong thống nhất bởi tất cả đều là biểu hiện của một trái tim chân thành mãnh liệt. |
3.0 |
|
Bàn luận, đánh giá |
- Sóng luôn vận động như tình yêu gắn liền với những khát khao, trăn trở không yên, như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững bền chung thủy. - Qua hình tượng sóng, tác giả phác họa được những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu: đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu, chung thủy. Mặt khác, hình tượng sóng cũng thể hiện được nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu: táo bạo, mãnh liệt, dám vượt mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc; dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn tin vào sức mạnh của tình yêu. |
0.5 |
Bài làm mẫu:
Xuân Quỳnh là bà hoàng thơ tình trong lòng độc giả thi ca Việt. Xuân Quỳnh luôn đem đến cho độc giả những cái nhìn sâu sắc về tình yêu, nhà thơ thổn thức những lời thơ chân thành, có chút hồn nhiên, da diết của một trái tim khao khát yêu đương. Bài thơ Sóng không chỉ thành công trong cách truyền đạt ngôn ngữ mà còn ở việc nhà thơ tạo nên nhịp điệu riêng để thơ đi vào lòng người đọc một cách thú vị. Một người phụ nữ luôn da diết yêu và được yêu được nhà thơ mượn hình tượng sóng cùng nhịp điệu của sóng để nói về tiếng lòng mình:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.”
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ hiện đại hiếm hoi xuất hiện nổi bật trên thi đàn văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Xuân Quỳnh được xem là nữ thi sĩ nối tiếng với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa... Thơ chị luôn ăm ắp những cảm xúc, những cung bậc tình cảm, nhiều lo âu và luôn da diết cho những khát vọng đời thường như chính tính cách con người chị vậy. Và Sóng, có lẽ cũng được viết ra trong những ăm ắp của cung bậc cảm xúc như thế. Thi phẩm được sáng tác tại cửa biển Diêm Điềm, khi nhà thơ đã từng trải qua những đau đớn, đố vỡ trong tình yêu. Bài thơ là một trong những thi phấm tiêu biếu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nữ sĩ, được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.
Ngay lời thơ mở đầu, là một sự phát hiện, khám phá về bản chất, trạng thái của sóng, về sự muôn dạng của sóng:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Với phép liệt kê, tương phản, có thể thấy, những đặc điểm tưởng như đối lập lại thống nhất với nhau và luôn tồn tại trong một chỉnh thế là sóng. Sóng phức tạp, đa dạng về hình thức, khó hiểu về bản chất. Sự phức tạp của sóng cũng chính là đặc tính đa dạng khó giải thích của người con gái khi yêu. Người con gái trong tình yêu cũng luôn chứa đựng nhiều những đối cực, những mâu thuẫn và khó đoán. Có khi yêu mãnh liệt, rào rạt, khi lại sâu lắng, diết da; lúc sôi nổi cuồng nhiệt, khi lại dửng dưng, lạnh lùng...
Sông và bể là không gian của sóng. Nếu sông chật hẹp, sông đem đến sự tù túng, bó buộc vào những giới hạn của khoảng cách, bù lại sông an toàn và yên bình; thì bể lại là không gian mênh mông, cao rộng, bể đại diện cho cái tự do, nhưng ở bể luôn đầy bão tố, luôn chứa đựng cái hiểm nguy khó lường. Vậy sự lựa chọn của sóng là gì? Sóng bỏ sông ra bể. Bỏ nơi chật hẹp, kìm kẹp những bản tính của sóng để tìm đến nơi sóng được vẫy vùng, được “dữ dội”, được “ồn ào”. Ở sông tuy an toàn, nhưng sóng chẳng thể khám phá hết mình, chẳng thể hiểu nổi mình. Sóng chỉ như dòng chảy lặng lẽ “dịu êm”, “lặng lẽ”. Cho nên, sóng quyết từ bỏ nơi an toàn, chấp nhận thử thách gian lao, chấp nhận những bão tố ngoài bể, để tìm được bản ngã.
Hành trình của sóng tìm đến bể là hành trình từ bỏ cái chật hẹp để đến với cái lớn lao, cao rộng. Trái tim người con gái đang yêu cũng như sóng, không chấp nhận sự tầm thường nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình. Cụm từ “ra tận” cho ta thấy quyết tâm mạnh mẽ của sóng, dù vượt trùng dương xa xôi, sóng vẫn quyết không bỏ cuộc, quyết tìm đến đích của cuộc hành trình. Và đó cũng là quyết tâm và sự mạnh mẽ của em, sự chủ động của em trong tình yêu, chủ động làm kiếm tìm và làm chủ số phận cuộc đời mình.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.”
Khổ 2 mở đầu bằng thán từ “ôi”, vừa như thể hiện sự xúc động, vừa thể hiện những phát hiện của thi sĩ về sóng qua lăng kính thời gian. Qua chiều dài của dòng chảy thời gian bất tận, từ quá khứ ngàn xưa, buổi khai thiên lập địa, cho đến tận bây giờ hay là ngàn năm sau nữa, con sóng vẫn thế. Nghệ thuật đối lập “ngày xưa” – “ngày sau” đã khẳng định sự trường tồn của con sóng. Dù thời gian có nghiệt ngã, có làm hoán đối, xoay vần rất nhiều điều, thì “con sóng vẫn thế”. Lời thơ như khẳng định vào sự vĩnh hằng của bản tính sóng: lúc ồn ào, khi lặng lẽ, nhưng chẳng bao giờ đứng yên. Sự trường tồn muôn đời của sóng, bản tính sóng, một thực thể tự nhiên, cũng là sự trường tồn muôn đời của tình yêu, của bản tính của người phụ nữ khi yêu. Dù là ngày xưa (quá khứ), ngày sau (tương lai) thì con người vẫn luôn khát vọng tình yêu. Soi chiếu bằng điểm nhìn thời gian, Xuân Quỳnh đã nói lên quy luật của cảm xúc mà nhân loại ai cũng sẽ trải, ai cũng luôn khao khát.
Có lần, thi sĩ Xuân Diệu cũng từng viết: “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ, không thương một kẻ nào”. Khi còn con người tồn tại trên cõi trần, khi đó tình yêu vẫn còn được nhắc đến, còn được ngợi ca. Ý thơ: “Nổi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ ” khiến ta cảm nhận được sức mạnh, sự mãnh liệt tình yêu mang đến cho trái tim mỗi người, dù là thanh xuân hay tóc bạc, tình yêu vẫn khiến trái tim thật trẻ trung và thổn thức, bởi tình yêu đâu phân biệt lứa tuổi.
Thông qua khổ 1 và 2, Xuân Quỳnh đồng thời cũng gửi gắm vào đó những quan niệm về tình yêu mang cả nét truyền thống và hiện đại. Vẻ đẹp hiện đại đó là cuộc hành trình kỳ công đi tìm tình yêu đích thực. Người con gái không còn cam chịu, chấp nhận mà đầy chủ động đi tìm tình yêu của cuộc đời mình, luôn mãnh liệt chủ động, sống hết mình, vượt qua tất cả để có được tình yêu cho mình, vẻ đẹp truyền thống được biếu hiện ở những trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất trong trái tim người con gái đang yêu. Trong tình yêu, tâm hồn người phụ nữ không hề bình lặng mà đầy biến động: có khi sôi nổi cuồng nhiệt, cũng có khi e lệ, kín đáo, có lúc đằm thắm, lúc hờn ghen, điều đó làm nên sức hấp dẫn, sự quyến
rũ đầy nữ tính của người phụ nữ.
“Chỉ riêng điều được sống cùng nhau
Niềm sung sướng với em là lớn nhất
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim đập chẳng vì anh.”
(Chỉ có sóng và em – Xuân Quỳnh)
Bằng hình tượng sóng đầy đặc sắc, Xuân Quỳnh đã mang đến hơi thở đầy mới mẻ cho thơ tình Việt Nam, tình cảm nhẹ nhàng đầy nữ tính trong sóng cũng như bông hoa dọc chiến hào có thể làm dịu đi cái khốc liệt của chiến tranh, làm đắm say độc giả bao thế hệ.