IMG-LOGO

Câu hỏi:

19/07/2024 443

Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là

A. Gồm các khối núi và cao nguyên.

B. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.

Đáp án chính xác

C. Có bốn cánh cung.

D. Địa hình thấp và hẹp ngang.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Vùng núi Tây Bắc có địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn (với đỉnh Phanxipăng cao 3140m).

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là

Xem đáp án » 19/12/2021 1,493

Câu 2:

Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do

Xem đáp án » 19/12/2021 1,085

Câu 3:

Điểm khác nhau chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có

Xem đáp án » 19/12/2021 951

Câu 4:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án » 19/12/2021 816

Câu 5:

Những yếu tố nào của địa hình đồi núi tác động tạo nên sự phân hóa tự nhiên nước ta?

Xem đáp án » 19/12/2021 734

Câu 6:

Ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là

Xem đáp án » 19/12/2021 732

Câu 7:

Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung?

Xem đáp án » 19/12/2021 679

Câu 8:

Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì 

Xem đáp án » 19/12/2021 671

Câu 9:

Điểm khác nhau của Đồng bằng sông Cửu Long so với Đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án » 19/12/2021 618

Câu 10:

Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho 

Xem đáp án » 19/12/2021 505

Câu 11:

Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do

Xem đáp án » 19/12/2021 456

Câu 12:

Theo nguồn gốc  hình thành, địa hình khu vực đồng bằng nước ta gồm các loại

Xem đáp án » 19/12/2021 453

Câu 13:

Vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?

Xem đáp án » 19/12/2021 433

Câu 14:

Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là 

Xem đáp án » 19/12/2021 424

Câu 15:

Ở đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, chủ yếu do

Xem đáp án » 19/12/2021 388

LÝ THUYẾT

1. Đặc điểm chung của địa hình

a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

- Địa hình dưới 1000m chiếm 85%; 1000 - 2000m chiếm 14%; trên 2000m chiếm 1%.

- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.

Lý thuyết Đất nước nhiều đồi núi | Địa Lí lớp 12 (ảnh 1)

Nước ta nhiều đồi núi nhưng chủ yếu đồi núi thấp

b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng

- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.

- Địa hình trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

- Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc, Trường Sơn Bắc) và vòng cung (Đông Bắc, Trường Sơn Nam).

c) Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

- Xói mòn, rửa trôi ở miền núi.

- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng.

d) Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người

- Tích cực: Trồng rừng phủ đất trống, đồi trọc,…

- Tiêu cực: Thông qua các hoạt động kinh tế (Các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng kênh mương, đê sông - biển,…) làm biến đổi các dạng địa hình.

Lý thuyết Đất nước nhiều đồi núi | Địa Lí lớp 12 (ảnh 1)

Con người tích cực trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc

 

 

 

 

 

Vùng đồi núi

 

 

 

Đông Bắc

- Vị trí: Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Hướng: Vòng cung; hướng nghiêng chung: Tây Bắc – Đông Nam.

- Độ cao: Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

- Đặc điểm hình thái:

+ Gồm 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

+ Các dãy núi cao trên 2000m ở rìa phía Bắc, núi trung bình ở giữa, đồng bằng ở phía Đông, Đông Nam.

+ Các thung lũng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

 

 

 

 

Tây Bắc

- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Hướng: Tây Bắc – Đông Nam.

- Độ cao: Địa hình cao nhất nước ta.

- Đặc điểm hình thái: địa hình với 3 mạch núi lớn.

+ Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn.

+ Phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào.

+ Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi.

 

Trường Sơn Bắc

- Vị trí: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

- Hướng: Tây Bắc – Đông Nam.

- Đặc điểm hình thái

+ Gồm các dãy núi song song và so le.

+ Địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.

 

 

 

Trường Sơn Nam

- Vị trí: Phía Nam dãy Bạch Mã.

- Hướng: Vòng cung.

- Đặc điểm hình thái: Có sự bất đối xứng giữa sườn hai sườn đông, tây của Tây Trường Sơn.

+ Địa hình núi ở phía đông với những đỉnh núi trên 2000m và thấp dần ra biển.

+ Phía Tây gồm các cao nguyên tương đối bằng phẳng thành các bề mặt cao 500-800-1000m và địa hình bán bình nguyên xen đồi.

Bán bình nguyên và vùng đồi trung du

Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

Bán bình nguyên

- Vị trí: Đông Nam Bộ.

- Đặc điểm: Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan.

Đồi trung du

- Vị trí: Rìa phía Bắc, phía Tây đồng bằng sông Hồng, ven biển ở dải đồng bằng miền Trung.

- Đặc điểm: Phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.

Lý thuyết Đất nước nhiều đồi núi | Địa Lí lớp 12 (ảnh 1)

Phú Thọ - Vùng đồi trung du điển hình ở nước ta

Lý thuyết Đất nước nhiều đồi núi | Địa Lí lớp 12 (ảnh 1)

Địa hình Việt Nam