Trình bày cơ chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, lúc trời lạnh.
Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Ở người bình thường, thân nhiệt luôn ổn định và dao động xung quanh 37°C không quá 0,5°C. Cơ chế đảm bảo thân nhiệt không đổi là đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.
- Quá trình sinh nhiệt liên quan chặt chẽ với trao đổi chất và chuyển hoá ở các tế bào. Khi cơ thể hoạt động mạnh, trao đổi chất và chuyển hoá tăng cường, cơ năng biến thành nhiệt năng làm thân nhiệt tăng. Để thân nhiệt giảm xuống mức bình thường thì nhiệt sinh ra phải được toả ra ngoài qua mặt da nhờ các mao mạch dưới da dãn ra, đưa máu ra gần mặt da giúp cho sự thoát nhiột được dễ dàng, đồng thời nhịp thở tăng cũng là hình thức trao đổi nhiệt tốt với môi trường xung quanh.
- Khi nhiệt độ môi trường ngoài tăng cao hơn nhiệt độ cơ thể, hình thức toả nhiột bằng bức xạ bị hạn chế, lúc này hình thức điều hoà nhiệt được thể hiện bằng tiết mồ hôi. Mồi hôi bay hơi sẽ thu nhiệt của cơ thể (nhiệt bay hơi). Mó hôi bay hơi càng nhanh khi ở nơi thoáng gió (ta thường dùng quạt cho mát). Đây cũng là hình thức làm nhiệt độ cơ thể giảm khi lao động nặng. Thoát nhiệt bằng tiết mồ hôi phối hợp với hình thức toả nhiệt qua mặt da sẽ làm thân nhiệt mau chóng trở lại bình thường.
Cơ chế điều hoà nhiệt của cơ thể trình bày trên đây thể hiện rõ trong câu ca dao :
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ngược lại, khi trời lạnh thì cơ chế điều hoà để đảm bảo thân nhiệt không đổi bằng tăng sinh nhiệt và giảm toả nhiệt. Cơ thể tăng sinh nhiệt bằng tăng cường trao đổi chất và chuyển hoá. Tăng cường vận động cơ thể là một hình thức tăng sinh nhiệt. Cơ thể thường phản ứng bằng run đối với cái "rét căm căm (hình thức rung cơ tạo nhiệt); đồng thời để đỡ thoát nhiệt, các mạch máu dưới da co lại rút máu vào bên trong để giữ nhiệt (nên da tái môi thâm khi trời rét cũng là một hình thức giảm toả nhiệt). Lạnh "sởn gai ốc" một mặt làm da săn lại, một mặt tăng sinh nhiệt vì đó là biểu hiện của co các cơ dựng lông (điều này có ý nghĩa đối với động vật có bộ lông mao (thú) hoặc lông vũ (chim), khi trời lạnh, cơ dựng lông làm các lông dựng đứng tạo nên một lớp không khí cách nhiệt dày hơn để giữ ấm cơ thể).
Tăng sinh nhiệt khi trời lạnh là tăng quá trình dị hoá, tầng đòi hỏi cung cấp dinh dưỡng để tạo nhiệt cho cơ thê giúp ta hiểu được câu ca dao :
Trời nóng chóng khát (vì mồ hôi thoát ra nhiều, cơ thể mất nước, phản ứng lại bằng cảm giác khát) và trời mát chóng đói (bù đắp vật chất cần thiết cho quá trình dị hoá để tạo năng lượng chống rét).Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói.
Đó chính là cơ chế điều hoà thân nhiệt đã được nhân dân tổng kết.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Chuyển hoá cơ bản là gì ? Nêu ý nghĩa của việc xác định chuyển hoá cơ bản.
Trình bày mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hoá ở tê bào (chuyển hoá nội bào).
Hãy giải thích câu ca dao :
Ăn no chớ có chạy đầu,
Đói bụng chớ có tắm lâu mà phiền.
Giải thích mối quan hệ giũa đổng hoá và dị hoá tuy là hai mặt mâu thuẫn nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
Vì sao nói trao đổi chất là đặc trưng cơ bản của cơ thể sống ?
Thân nhiệt người luôn ...(1)..., vì cơ thể người có ...(2)... để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.
Chúng ta cần ....(3)... thân thể để tăng khả năng chịu đựng khi ...(4)... thay đổi.
A. Tăng cường rèn luyện
B. Nhiệt độ môi trường
C. Ổn đinh
D. Các cơ chế điều hoà thân nhiêt
Quá trình chuyển hoá năng lượng trong tế bào ...(1)... Nhiệt được toả ra môi trường ...(2)... Hiện tượng này có tác dụng ...(3)...
A. Sinh ra nhiệt
B. Mất nhiệt
C. Qua da, hệ hô hấp, hệ bài tiết
D. Đảm bảo thân nhiệt ổn định
Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào có mối quan hệ là: