Thứ sáu, 27/12/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

16/07/2024 857

Đặc điểm nhiệt độ nào dưới đây không phải của khí hậu phần lãnh thổ phía Nam( từ dãy Bạch Mã trở vào)?

A. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo.

B. Nhiệt độ trung bình trên 20°C.

C. Trong 2-3 tháng nhiêt độ trung bình thấp hơn 18°C.

Đáp án chính xác

D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Mục 1 – ý b, SGK/48 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: C

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đặc điểm và nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là

Xem đáp án » 21/12/2021 1,018

Câu 2:

Đặc điểm nhiệt độ nào dưới đây không phải của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc( từ dãy Bạch Mã trở ra)?

Xem đáp án » 21/12/2021 878

Câu 3:

Mùa mưa miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của

Xem đáp án » 21/12/2021 766

Câu 4:

Sự phân hoá khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới?

Xem đáp án » 21/12/2021 742

Câu 5:

Đặc điểm và nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) là

Xem đáp án » 21/12/2021 691

Câu 6:

Một trong những điểm nổi bật của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

Xem đáp án » 21/12/2021 580

Câu 7:

Ở phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào), nơi xuất hiện loại rừng thưa nhiệt đới khô nhiều nhất là 

Xem đáp án » 21/12/2021 578

Câu 8:

Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam( từ dãy Bạch Mã trở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu?

Xem đáp án » 21/12/2021 562

Câu 9:

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)?

Xem đáp án » 21/12/2021 473

Câu 10:

Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho vùng khí hậu nào?

Xem đáp án » 21/12/2021 470

Câu 11:

Nhận định nào đúng với đặc điểm thiên nhiên miền Bắc nước ta?

Xem đáp án » 21/12/2021 450

Câu 12:

Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm nào sau đây?

Xem đáp án » 21/12/2021 449

Câu 13:

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu củ phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)?

Xem đáp án » 21/12/2021 437

Câu 14:

Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều nào sau đây?

Xem đáp án » 21/12/2021 430

LÝ THUYẾT

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

2. Các thành phần tự nhiên khác

a) Địa hình

- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi

+ Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt xé, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá; bên cạnh đó là hiện tượng đất trượt, đá lở.

+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn.

+ Các vùng thềm phù sa cổ: bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: Ở rìa phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

Đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp phù sa từ sông Mê Công và sông Đồng Nai

b) Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc

+ Trên toàn lãnh thổ có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển cứ 20km gặp một cửa sông.

+ Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.

Một đoạn sông Đà chảy qua Sơn La

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa

+ Tổng lượng nước 839 tỉ m3/năm (trong đó có 60% lượng nước nhận từ ngoài lãnh thổ).

+ Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta là 200 triệu tấn.

- Chế độ nước theo mùa: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thất thường.

c) Đất

- Feralit là loại đất chính ở Việt Nam.

- Quá trình feralit là quá trính hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+), làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxi sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế loại đất này gọi là đất feralit (Fe-Al) đỏ vàng.

d) Sinh vật

- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, còn lại rất ít.

- Hiện nay phổ biến lá rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.

Rừng Khộp - Rừng thưa khô rụng ở vùng Tây Nguyên

- Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

a) Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

- Thuận lợi: Tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

- Khó khăn: Hạn hán, lũ lụt, diễn biến khí hậu thất thường.

b) Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống

- Thuận lợi: Có điều kiện phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải và du lịch,...

- Khó khăn: Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác,... chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.

+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.

+ Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán hằng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, gây thiệt hại về người và tài sản.

+ Các hiện tượng thời tiết thất thường như giông lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng,... cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

Sương muối và băng giá xảy ra thường xuyên vào mùa đông ở miền núi