Đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao trên (m)
A. 2.500.
B. 2.600.
C. 2.700.
D. 2.800.
Đáp án B
Giải thích: Đai ôn đới gió mùa trên núi, có độ cao trên 2.600m và chỉ có ở vùng Tây Bắc nơi có địa hình cao nhất nước ta.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết miền khí hậu phía Bắc có những vùng khí hậu nào sau đây?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết miền khí hậu phía Bắc không có vùng khí hậu nào sau đây?
Sự khác nhau về mùa khô và mưa ở Tây Nguyên (sườn Tây Trường Sơn) và sườn Đông của Trường Sơn vào mùa hạ là do tác động của hướng dãy núi Trường Sơn đối với các luồng gió
Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho khí hậu
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam nước ta là đới rừng
Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm nhiệt độ nước ta từ Nam ra Bắc?
Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ trở vào)?
Giữa Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn có sự khác nhau về mùa khô và mùa mưa là do tác động của dãy Trường Sơn kết hợp với
Nhóm đất chiếm tới 60% diện tích của vùng đồi núi thấp thuộc đai nhiệt đới gió mùa là
1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam
- Từ Bắc vào Nam, nhiệt độ gia tăng do góc nhập xạ tăng và do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ miền Bắc vào mùa đông.
- Sự khác nhau về nền nhiệt, biên độ nhiệt làm khí hậu và thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Bắc và Nam (ranh giới là dãy núi Bạch Mã).
Dãy núi Bạch Mã
a) Phần lãnh thổ phía Bắc
- Vị trí: Từ dãy Bạch Mã trở ra.
- Thiên nhiên: Đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên miền Bắc có mùa đông với 2-3 tháng lạnh (t0 < 180C) thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du phía Bắc.
- Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa.
- Sinh Vật: Thành phần thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và các loài cây ôn đới (sa mu, pơ mu), các loài thú có lông dầy như: gấu, chồn,... Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả các loài rau ôn đới.
BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH
b) Phần lãnh thổ phía Nam
- Vị trí: Từ dãy Bạch Mã trở vào.
- Thiên nhiên: Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
- Khí hậu: Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng nào dưới 200C.
- Cảnh quan: Đới rừng cận xích đạo gió mùa.
- Sinh Vật: Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam (Mã Lai - Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo,...). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,…
2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây
Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:
a) Vùng biển và thềm lụa địa
- Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Độ nông - sâu, rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên.
- Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có.
b) Vùng đồng bằng ven biển
- Hình thành đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ, mở rộng các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi.
- Dải đồng bằng ven biển Trung bộ, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.
Đồng bằng Thanh Hóa
c) Vùng đồi núi
Sự phân hóa thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, chủ yếu là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
- Đông Bắc: Khi vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hạn, mùa hạ đến sớm.
- Tây Bắc: Khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.
- Đông và Tây Trường Sơn: Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
Một góc dãy Trường Sơn Bắc hùng vĩ