Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam có độ cao bắt đầu từ (m)
A. 600 – 700.
B. 800 – 900.
C. 900 – 1000.
D. 1.000 – 1.100.
Đáp án C
Giải thích: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam có độ cao bắt đầu từ 900 – 1000 (m).
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Địa hình bờ biển của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đa dạng, biểu hiện là
Trong đai nhiệt đới gió mùa, hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp
Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa trong đai nhiệt đới gió mùa gồm có
Nhận xét nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh trong đai nhiệt đới gió mùa?
So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có
Loại nào sau đây không phải là hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biêt?
Điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
Đặc điểm nào sau đây về địa hình không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài là đặc điểm của hệ sinh thái ở độ cao (m)
Nhận xét nào sau đây không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam
2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây
3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao
Theo độ cao, thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:
a) Đai nhiệt đới gió mùa
- Độ cao: Có độ cao trung bình 600-700m (miền Bắc) và đến 900-1000m (miền Nam).
- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm.
- Thổ nhưỡng: Nhóm đất phù sa (24%), nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp (chiếm 60% diện tích đất tự nhiên).
- Sinh vật: Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới:
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng.
+ Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Các hệ sinh thái phát triển các loại thổ nhưỡng đặc biệt.
b) Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- Đặc điểm
+ Có độ cao từ 600-700m đến 2600m (miền Bắc) và từ 900-1000m đến 2600m (miền Nam).
+ Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều, độ ẩm tăng.
- Độ cao 600-700m đến 1600-1700m
+ Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng.
+ Đất feralit có mùn, chua, tầng mỏng.
+ Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.
+ Động vật: chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc.
- Độ cao trên 1600-1700m
+ Khí hậu lạnh, đất mùn.
+ Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài.
+ Xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
4. Các miền địa lí tự nhiên
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Phạm vi: Dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, TN đồng bằng Bắc Bộ.
- Địa hình:
+ Chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình 600m, hướng vòng cung.
+ Nhiều núi đá vôi, đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, thấp phẳng, nhiều vịnh, quần đảo.
- Khoáng sản: Giàu khoáng sản: Than, sắt, thiếc, chì,... Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí sông Hồng.
- Khí hậu:
+ Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
+ Có nhiều biến động thời tiết.
- Thổ nhưỡng: Đai cận nhiệt đới hạ thấp; đất ferali ở vùng núi, phù sa ở đồng bằng.
- Sông ngòi: Dày đặc, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.
- Sinh vật: Động thực vật phương Bắc chiếm ưu thế và cảnh quan thay đổi theo mùa.
- Khó khăn: Nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi bất thường và thời tiết không ổn định.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Phạm vi: Từ hữu ngạn sông Hồng tới dạy núi Bạch Mã.
- Địa hình:
+ Địa hình cao nhất nước, núi cao, trung bình chiếm ưu thế.
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều cao - sơn nguyên và đồng bằng giữa núi.
+ Đồng bằng nhỏ hẹp, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
- Khoáng sản: Khoáng sản: thiếc, sắt, crôm, titan, apatit, vật liệu xây dựng,...
- Khí hậu:
+ Gió mùa đông bắc suy yếu.
+ Gió phơn Tây Nam và bão hoạt động mạnh.
- Thổ nhưỡng: Có đầy đủ 3 đai cao; đất feralit, đá vôi,…
- Sông ngòi: Có độ dốc lớn, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và Tây - Đông.
- Sinh vật:
+ Xuất hiện động thực vật phương nam.
+ Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Cảnh quan thay đổi theo mùa và độ cao.
- Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán, cát bay cát chảy,…
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Phạm vi: Dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, TN đồng bằng Bắc Bộ.
- Địa hình:
+ Chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình 600m, hướng vòng cung.
+ Nhiều núi đá vôi, đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, thấp phẳng, nhiều vịnh, quần đảo.
- Khoáng sản: Giàu khoáng sản: Than, sắt, thiếc, chì,... Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí sông Hồng.
- Khí hậu:
+ Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
+ Có nhiều biến động thời tiết.
- Thổ nhưỡng: Đai cận nhiệt đới hạ thấp; đất ferali ở vùng núi, phù sa ở đồng bằng.
- Sông ngòi: Dày đặc, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.
- Sinh vật: Động thực vật phương Bắc chiếm ưu thế và cảnh quan thay đổi theo mùa.
- Khó khăn: Nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi bất thường và thời tiết không ổn định.
CÁC MIỀN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN