Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/12/2021 372

Hơn 3 triệu người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài, tập chung nhiều nhất ở

A. Liên bang Nga. 

B. Hoa Kì, Ôxtrâylia. 

Đáp án chính xác

C. các nước Đông Âu. 

D. Anh và một số nước Tây Âu khác. 

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Giải thích: Mục 1, SGK/67 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: B. 

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng nào sau đây? 

Xem đáp án » 23/12/2021 2,400

Câu 2:

Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào thời gian nào sau đây? 

Xem đáp án » 23/12/2021 2,024

Câu 3:

Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là

Xem đáp án » 23/12/2021 646

Câu 4:

Hiện tại cơ cấu nước ta có đặc điểm nào sau đây? 

Xem đáp án » 23/12/2021 594

Câu 5:

Vùng nào ở nước ta có mật độ dân số thấp nhất?

Xem đáp án » 23/12/2021 426

Câu 6:

Về dân số, nước ta đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á sau?

Xem đáp án » 23/12/2021 402

Câu 7:

Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

Xem đáp án » 23/12/2021 332

Câu 8:

Về dân số, so với các quốc gia trên thế giới, nước ta là nước?

Xem đáp án » 23/12/2021 308

LÝ THUYẾT

1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

* Số dân nước ta là 84,2 triệu người (năm 2006); 97,4 triệu người (2020).

- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Khó khăn: Trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

* Dân tộc: 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm khoảng 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước. Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.

2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

BIỂU ĐỒ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TRUNG BÌNH NĂM CỦA NƯỚC TA

QUA CÁC GIAI ĐOẠN

- Dân số tăng nhanh, đặc biệt vào cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số, nhưng khác nhau giữa các thời kì.

- Mức tăng dân số hiện nay có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

- Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

                                                                                                                        (Đơn vị: %)

- Cơ cấu các nhóm tuổi của nước ta năm 2017 như sau:

+ Từ 0 đến 14 tuổi: 25,2%.

+ Từ 15 đến 64 tuổi: 69,3%.

+ Từ 65 tuổi trở lên: 5,5%.

3. Phân bố dân cư chưa hợp lí

- Mật độ dân số trung bình 254 người/km2 (2006), 315 người/km2 (2020).

a) Phân bố dân cư không đều giữa các đồng bằng với trung du, miền núi

MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

                                                                                                   (Đơn vị: Người/km2)

- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/km2).

- Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây Nguyên 89 người/ km2, Tây Bắc 69 người/km2).

b) Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn

CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA

QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

Năm 2020, dân số thành thị chiếm 35,9%, dân số nông thôn chiếm 64,1%.

4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.