Câu nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật?
A. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được.
B. Vi sinh vật nhỏ bé nên quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh.
C. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.
D. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng phân bố của chúng rất hẹp.
Đáp án đúng là: D
A. Đúng. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được mà chỉ quan sát được bằng kính hiển vi.
B. Đúng. Vi sinh vật nhỏ bé nên có lợi thế S/V lớn dẫn đến quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh.
C. Đúng. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.
D. Sai. Vi sinh vật rất đa dạng đồng thời chúng phân bố rộng khắp các môi trường: môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật (trên cơ thể người, động vật, thực vật,…).
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Làm bánh mì là ứng dụng của quá trình
A. lên men lactic.
B. lên men rượu.
C. lên men acetic.
D. lên men propionic.
Vi sinh vật B có khả năng sinh trưởng ở pH khoảng 5,5 – 8,0, sinh trưởng tối ưu ở pH 6,5 – 7,0. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?
A. Nhóm vi sinh vật ưa acid.
B. Nhóm vi sinh vật ưa kiềm.
C. Nhóm vi sinh vật chịu kiềm.
D. Nhóm vi sinh vật ưa trung tính.
Có 3 loại cầu khuẩn kí hiệu là A1, A2 và A3 có đường kính tế bào tương ứng là 1,8 µm; 2,0 µm và 2,2 µm. Nuôi 3 vi khuẩn này trong 3 bình nuôi cấy có nguồn dinh dưỡng phù hợp. Tốc độ tiêu thụ nguồn dinh dưỡng của 3 chủng vi khuẩn này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
A. A1 > A2 > A3.
B. A2 > A1 > A3.
C. A3 > A2 > A1.
D. A2 > A3 > A1.
Trong quy trình sản xuất ethanol sinh học, người ta đã sử dụng vi sinh vật nào dưới đây để chuyển hóa đường thành ethanol?
A. Nấm mốc Aspergillus niger.
B. Vi khuẩn Bacillus thurigiensis.
C. Nấm men Saccharomyces cerevisiae.
D. Vi tảo Arthrospira platensis.
Vi sinh vật nhân sơ có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?
A. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử túi.
B. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử đảm.
C. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử tiếp hợp.
D. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính.
Tại sao trong môi trường có nồng độ muối hoặc đường cao (Ví dụ: Biển Chết, chượp mắm, mật ong,…) chỉ có rất ít vi sinh vật sinh sống?
Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được ghi lại trong bảng sau.
Pha sinh trưởng lũy thừa của quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này bắt đầu khi nào?
A. Trong khoảng 24 giờ nuôi cấy đầu tiên.
B. Từ ngày nuôi cấy thứ 4.
C. Từ ngày nuôi cấy thứ 2.
D. Từ ngày nuôi cấy thứ 3.
Vi sinh vật nhân thực có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?
A. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính.
B. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử hữu tính.
C. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính và hữu tính.
D. Hình thành bào tử vô tính và hữu tính.
Nuôi vi khuẩn Bacillus subtilis trong môi trường dinh dưỡng lỏng ở điều kiện tối ưu, không bổ sung dinh dưỡng trong suốt thời gian nuôi. Tính mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis trong dịch nuôi sau 6 giờ nuôi cấy. Biết rằng mật độ ban đầu của vi khuẩn này là 2.103 tế bào/mL, vi khuẩn B. subtilis có g = 0,5 giờ, bỏ qua pha tiềm phát của quần thể vi khuẩn.
Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được ghi lại trong bảng sau.
Trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến ngày 7, các quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae diễn ra hiện tượng gì?
A. Thích ứng với môi trường.
B. Phân chia mạnh mẽ.
C. Không phân chia.
D. Sinh khối khô hầu như không thay đổi.
Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật?
A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi.
B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ.
C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào.
D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào.
Quần thể vi khuẩn Escherichia coli được nuôi ở điều kiện thích hợp, trong môi trường dinh dưỡng lỏng (nuôi cấy theo mẻ, hệ kín) với nguồn carbon là glucose. Khi sinh trưởng của quần thể đạt đến pha cân bằng và nồng độ glucose giảm xuống dưới 2 g/L, người ta bổ sung thêm dung dịch glucose đậm đặc để duy trì nồng độ glucose trong bình nuôi cấy ở mức 5 g/L thêm 3 giờ nữa.
Các chất ức chế sinh trưởng đối với quần thể vi khuẩn E. coli tích lũy nhiều nhất khi nào?
A. Trước khi bổ sung glucose.
B. Trong 3 giờ bổ sung glucose.
C. Ngay khi dừng bổ sung glucose.
D. Khi kết thúc nuôi cấy.
Cho các ứng dụng sau: (1) sản xuất sinh khối vi sinh vật (protein đơn bào); (2) làm rượu nếp, tương cà, dưa muối; (3) sản xuất các chế phẩm sinh học (enzyme, kháng sinh); (4) sản xuất amino acid.
Những ứng dụng từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật là
A. (1), (3), (4).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3).
Các sản phẩm thương mại nào dưới đây có thể là sản phẩm của ngành Công nghệ vi sinh vật?
(1) Sữa chua nếp cẩm
(2) Phân hữu cơ
(3) Gạo ST25
(4) Gà lai Đông Cảo
A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (2), (4).