Điều chỉnh tư duy trở nên tích cực trong tình huống dưới đây:
- GV chia HS thành các nhóm để thảo luận về những điều chỉnh tư duy trở nên tích cực trong tình huống.
- Là nhân vật nam hoặc nhân vật nữ trong tình huống, em tự điều chỉnh tư duy trở nên tích cực bằng cách: tự cố gắng hơn trong học tập, giữ thái độ thân thiện và hòa nhã trong mối quan hệ với bạn bè, suy nghĩ cởi mở, nỗ lực,
- Là bạn bạn nam hoặc bạn nữ em sẽ nói chuyện và động viên các bạn học tập, vui vẻ với bạn bè.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Thể hiện quan điểm sống của em trong các mối quan hệ bằng những hành vi, việc làm cụ thể.
Gợi ý:
- Nghiêm khắc với chính mình; yêu thương bản thân,...
- Hòa đồng và tôn trọng người khác,...
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao, có hành vi văn minh, lịch sự,...
- Giữ gìn, trân trọng tài sản chung,...
Chia sẻ cách em tư duy phản biện với các ý kiến về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống.
Chỉ ra những nét tích cực và chưa tích cực trong tính cách của em.
Thực hành tranh biện về nhận định sau dựa vào các bước hướng dẫn trên:
Gợi ý:
- Xây dựng lập luận đồng ý hoặc phản đối.
- Tập trình bày các lập luận, tập phối kết hợp trong trình bày giữa các thành viên trong nhóm.
- Tập lập luận phản biện với chính ý kiến của mình.
Chỉ ra một số quan điểm sống mà em đánh giá cao và những biểu hiện của quan điểm sống đó.
Ví dụ
“Có công mài sắt, có ngày lên kim”, là kim chỉ nam trong cuộc sống của tôi nên tôi luôn:
- Không ngừng cố gắng.
- Sẵn sàng đón nhận thử thách, không than phiền.
- Chăm chỉ, nghị lực, theo đuổi mục tiêu.
- Tập trung cao độ cho công việc trong thời gian quy định.
-...
Lan tỏa những điều tích cực tới những người xung quanh em và chia sẻ cảm xúc của em sau hoạt động.
Chia sẻ cách điều chỉnh tư duy tích cực của em và những tình huống em điều chỉnh mang lại kết quả tốt đẹp.
Thảo luận về các bước thực hiện tranh biện và xác định các biểu hiện của tư duy phản biện ở mỗi bước.
Chia sẻ với các bạn về một số biểu hiện của người có tư duy phản biện
Thảo luận về cách tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng theo hướng dẫn sau:
Cách tư duy phản biện |
Gợi ý |
1. Tự đặt các câu hỏi để xác định thông tin và nhận định khách quan về vấn đề. |
- Tôi đã biết gì về thông tin này? Tôi muốn biết gì thêm và để chứng minh điều gì?... - Thông tin này có từ đâu, có đáng tin cậy? Tại sao người ta lại nói với mình thông tin này?... - Nếu có A thì có B; nhưng có A mà không có B thì sẽ thế nào?... |
2. Suy nghĩ thấu đáo, xác minh thông tin trước khi chấp nhận ý kiến của người khác. |
- Không vội đồng ý hay phản đối ý kiến của người khác khi mình chưa kiểm tra thông tin, chưa suy nghĩ và phân tích thấu đáo. - Đưa ra ý kiến để trao đổi, chia sẻ và phản biện lại ý kiến của người khác khi đã suy nghĩ thấu đáo. |
3. Trả lời các câu hỏi, trình bày quan điểm dựa trên bằng chứng, minh chứng hợp lí. |
- Tìm và đối chiếu bằng chứng từ các nguồn thông tin đáng tin cậy. - Trình bày mạch lạc, lập luận logic. |
Chia sẻ với các bạn, thầy cô và người thân về những tình huống em rèn luyện phát triển tư duy phản biện.
Lựa chọn và sắp xếp những từ thể hiện nét tính cách của em theo các mối quan hệ phù hợp.
Trao đổi với các bạn về cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
Phát huy tính cách vui vẻ
- Luôn tươi cười với mọi người.
- Mang lại niềm vui cho các bạn trong các hoạt động tập thể.
- Suy nghĩ tích cực và lạc quan trong mọi vấn đề.
-...
Khắc phục tính cách hấp tấp
- Luôn tự nhắc nhở bản thân: hãy chậm lại trong hành động.
- Rèn không nói leo trong lớp bằng cách giơ tay và chỉ nói khi được mời.
-...
Thực hiện thường xuyên các hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày và khắc phục dần những điểm chưa tích cực.
Đánh giá mức độ đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu của chủ đề.
Tốt
Đạt
Chưa đạt
Xác định và tiếp tục rèn luyện những kĩ năng liên quan đến xây dựng quan điểm sống.