Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 10,602

Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta?

A. Cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế.

B. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

C. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

Đáp án chính xác

D. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: C

Giải thích:

- Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn là phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ giúp khai thác hợp lí và sử dụng có hiệu quả hơn các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế xã hội (lao động, thị trường,...) ở nước ta.

- Đồng thời tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lí giữa các ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ.

=> Đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ở khu vực II, công nghiệp có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để

Xem đáp án » 24/12/2021 12,995

Câu 2:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch GDP?

Xem đáp án » 24/12/2021 7,186

Câu 3:

Nhận định nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?

Xem đáp án » 24/12/2021 3,189

Câu 4:

Trong ngành trồng trọt ở nước ta hiện nay, xu hướng là giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án » 24/12/2021 2,107

Câu 5:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp?

Xem đáp án » 24/12/2021 1,233

Câu 6:

Từ Đổi mới đến nay, nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời là

Xem đáp án » 24/12/2021 1,127

Câu 7:

Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (Đơn vị: %)

 

Ngành  1990 1995 2000 2005
Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 73,5
Chăn nuôi 17,9  18,9 19,3 24,7
Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 1,8

Biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là

Xem đáp án » 24/12/2021 1,065

Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng là

Xem đáp án » 24/12/2021 851

Câu 9:

Phát biểu nào sau đây không đúng với khu vực kinh tế Nhà nước?

Xem đáp án » 24/12/2021 848

Câu 10:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh/thành phố có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 từ 15 - 18 triệu đồng là

Xem đáp án » 24/12/2021 759

Câu 11:

Xu hướng chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là

Xem đáp án » 24/12/2021 696

Câu 12:

Việc phát huy thế mạnh của từng vùng đã dẫn tới

Xem đáp án » 24/12/2021 399

Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển Dung Quất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án » 24/12/2021 380

Câu 14:

Sau khi gia nhập WTO khu vực kinh tế nào tăng nhanh về tỉ trọng?

Xem đáp án » 24/12/2021 362

Câu 15:

Hiện nay Việt Nam được xem là một thị trường đầu tư khá hấp dẫn đối với nước ngoài chủ yếu là do

Xem đáp án » 24/12/2021 349

LÝ THUYẾT

1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

- Chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – thủy sản), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) khá cao nhưng chưa ổn định.

- Xu hướng chuyển dịch như vậy là phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

* Khu vực I

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN (GIÁ THỰC TẾ) CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn tỉ đồng)

- Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.

- Rong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

                                                                                                                             (Đơn vị: %)

* Khu vực II

- Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.

- Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm.

- Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

* Khu vực III

- Đang có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.

- Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư,...

2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

- Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.

- Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

- Tỉ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng tăng.

Các công ty, tập đoàn nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều

3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

- Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

- Đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.

Hà Nội - Đầu tàu trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc