D. Trình bày một chủ đề trước một tập thể.
Sử dụng sơ đồ tư duy có thể mang lại hiệu quả:
- Ôn tập một bài học, một chủ đề: dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt giúp hệ thống được những ý chính, logic giữa chúng, dễ nhớ, dễ hiểu.
- Xây dựng một kế hoạch hoạt động: dùng sơ đồ tư duy có thể gợi ra trong suy nghĩ những ý tưởng mới cần thêm vào cho đầy đủ và dựa vào đó triển khai dần được các chi tiết.
- Xây dựng dàn ý của một bài tập làm văn: dùng sơ đồ tư duy gợi ra được các ý chính cần triển khai trong logic để có thể viết được đầy đủ ý và giữa các ý có liên quan chặt chẽ, hợp lí.
- Trình bày một chủ đề trước một tập thể: dùng sơ đồ tư duy gợi nhắc trình bày từ những ý lớn của chủ đề rồi chi tiết hóa dần, làm cho người nghe nắm được chủ đề từ tổng thể đến chi tiết.
Đáp án: E.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Quan sát sơ đồ tư duy sau đây, em hãy cho biết Chủ đề trung tâm của sơ đồ tư duy là:
Hãy sắp xếp các bước tạo sơ đồ tư duy:
1. Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao xung quanh chủ đề chính.
2. Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khoá hoặc hình ảnh.
3. Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.
4. Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía.
Hãy sắp xếp các bước sử dụng phần mềm MindMaple Lite vẽ sơ đồ tư duy:
1. Tạo sơ đồ tư duy mới
2. Thay đổi màu sắc, kích thước sơ đồ
3. Tạo chủ đề chính
4. Tạo chủ đề nhánh
5. Tạo chủ đề nhánh nhỏ hơn
Chủ đề mẹ của chủ đề “ GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU” trong sơ đồ tư duy dưới đây là:
Quan sát sơ đồ tư duy sau đây, em hãy cho biết Chủ đề trung tâm được phân thành số ý chính là:
1. Khái niệm sơ đồ tư duy
- Sơ đồ tư duy là sơ đồ giúp triển khai ý tưởng một cách ngắn gọn, trực quan.
- Sơ đồ tư duy giúp ghi lại tóm tắt, triển khai một ý tưởng trong quá trình suy nghĩ.
- Dùng sơ đồ tư duy ta có thể trình bày một chủ đề theo cách thấy được các ý chính của chủ đề và các ý chi tiết đã triển khai.
- Các thành phần của chủ đề tư duy:
+ Tên của chủ đề hoặc hình ảnh biểu thị một ý tưởng hay thông tin.
+ Các nhánh (đường nối).
2. Cách lập một sơ đồ tư duy đơn giản
- Vẽ sơ dồ tư duy cần thực hiện 3 bước chính sau:
+ Bước 1: Thể hiện chủ đề trung tâm.
+ Bước 2: Triển khai chi tiết cho đủ chủ đề trung tâm.
+ Bước 3: Bổ sung nhánh mới.
- Khi lập sơ đồ tư duy, các nhánh phải thể hiện mối liên quan hợp lí, viết ngắn gọn, chừa khoảng trống để có thể bổ sung.
- Nếu gọi một chủ đề là chủ đề mẹ thì chủ đề nhánh triển khai từ chủ đề mẹ gọi là các chủ đề con.
Bài 7. Thực hành khám phá phần mềm sơ đồ tư duy
1. Chuẩn bị tự khám phá phần mềm sơ đồ tư duy
Các câu hỏi cần được nêu ra khi sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy:
- Sơ đồ tư duy gồm những thành phần phần nào?
- Em cần vẽ gì?
- Sơ đồ tư duy có thể triển khai được bao nhiêu ý?
- Sơ đồ tư duy có cho phép chèn hình ảnh vào hay không?
2. Khám phá phần mềm sơ đồ tư duy
- Có nhiều phần mềm sơ đồ tư duy khác nhau nhưng đều cung cấp những công cụ cơ bản để tạo ra sơ đồ tư duy một cách thuận lợi, dễ dàng.
- Có thể cài đặt phần mềm sơ đồ tư duy trên máy tính để sử dụng hoặc dùng trực tuyến.
3. Nhận biết lợi ích của phần mềm sơ đồ tư duy
Ưu điểm:
- Nhanh hơn vẽ tay.
- Có thể sửa chữa mà không cần vẽ lại từ đầu.
- Có thể in ra nhiều bản trên giấy và dùng chiếu lên máy chiếu.
- Dễ sử dụng, có thể tự học, tự khám phá.
Hạn chế:
Phải có máy tính để sử dụng.