Qua bài thơ trên, em cảm nhận được tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào?
A. Tác giả càng đi xa càng nhớ về những cảnh vật thân thuộc của quê hương.
B. Tác giả luôn nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu cùng bạn bè chốn quê nhà.
C. Tác giả yêu quê hương tha thiết và luôn biết ơn công lao của cha mẹ.
D. Tác giả thấy nhớ quê hương và muốn trở về quê sinh sống và làm việc.
Đáp án: C. Tác giả yêu quê hương tha thiết và luôn biết ơn công lao của cha mẹ.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và nói về hoạt động của
bác nông dân trong mỗi bức tranh.
Sắp xếp các từ sau vào nhóm phù hợp trong bảng:
Cánh đồng, bón phân, trĩu bông, ruộng bậc thang, vàng ươm, gieo mạ
Nơi trồng lúa |
Hoạt động liên quan |
Từ ngữ miêu tả cây lúa |
|
|
|
Gạch chân vào bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? trong câu thơ sau:
Lội bơi cùng bạn sông quê mỗi chiều.
Dựa vào gợi ý trong SGK Tiếng Việt 2 Tập 2 Cánh Diều - trang 36, em hãy viết 4 - 5 câu về những việc em nên làm để chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm:
Tôi lại nhìn, như đôi mắt tre thơ Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biên
To quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ! Xanh trời, xanh cua nhưng ước mơ...
Những từ ngữ nào thể hiện nỗi vất vả của cha mẹ khi làm ra những hạt gạo thơm, trắng ngần?
Cánh đồng làng
Bao xa cách nay về thăm lại
Cánh đồng làng nhẫn nại công cha
Ngọt ngào hương lúa toả xa
Đượm mồ hôi mẹ rớt qua tháng ngày!
Con đường nhỏ thơ ngây còn đó
Bụi tre xanh lấp ló bóng có
Xa xa có mấy đàn bò
Thủng thẳng cất bước khi nó trong lòng
Quê hương hỡi mỏi trông mong đợi
Ký ức xưa vời vợi trở về
Những ngày cắt cỏ bờ để
Lội bơi cùng bạn sông quê mỗi chiều
Lúa trĩu hạt bao nhiêu công sức
Của mẹ cha thao thức bao ngày
Cấy cày vất vả mê say
Thức khuya, dậy sớm lòng đầy niềm vui
Mùa thu hoạch bồi hồi trong dạ
Thành quả đầy nay đã đến gần
Gạo thơm, hạt béo trắng ngần
Thắm tình quê mẹ ân cần sẻ chia.
Đặng Minh Mai
Khi trở về quê, tác giả ghé thăm nơi nào?