Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là
A. Trình độ thâm canh.
B. Điều kiện về địa hình.
C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.
D. Truyền thống sản xuất của dân cư.
Đáp án: C
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có đất feralit đỏ vàng, khí hậu phân hóa đa dạng (cận nhiệt, ôn đới núi cao)
=> Thích hợp với cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới, cây ăn quả và dược liêu, chăn nuôi trâu bò.
- Tây Nguyên có đất đỏ badan màu mỡ trên các cao nguyên xếp tầng, khí hậu nhiệt đới có sự phân mùa mưa – khô sâu săc
=> Thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, chè, hồ tiêu, điều ; chăn nuôi bò.
=> Sự khác nhau về đất đai và khí hậu đã tạo nên sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa 2 vùng.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động nào sau đây?
Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết các vật nuôi chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ là
Việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp đều có chung một tác động là
Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng nào sau đây?
Vùng nông nghiệp nào dưới đây có hướng chuyên môn hoá là cây thực phẩm, các loại rau cao cấp, cây ăn quả?
Phát biểu nào sau đây không đúng với kinh tế trang trại của nước ta?
Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Tây Nguyên chủ yếu là
Nhóm nhân tố nào sau đây tạo nên nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp?
Trình độ thâm canh cao; sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm sản xuất của các vùng nào sau đây?
1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
- Sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử,... lên các hoạt động nông nghiệp trên các vùng lãnh thổ khác nhau của nước ta là cơ sở cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Sự phân hóa các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra cái nền của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp. Trên nền chung ấy, các nhân tố kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử,... có tác động khác nhau.
- Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên. Khi nông nghiệp trở thành nền sản xuất hàng hóa, thì các nhân tố kinh tế - xã hội tác động rất mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến.
2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta
- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta được xác định theo 7 vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
- Các vùng nông nghiệp: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
a) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính
- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.
- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.
b) Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa
SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU TRANG TRẠI PHÂN THEO LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
- Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình, nhưng từng bước đã đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa.
- Các loại hình trang trại: nuôi trồng thủy sản (tăng nhanh nhất); chăn nuôi; cây công nghiệp lâu năm, hàng năm (có xu hướng giảm tỉ trọng trong cơ cấu).
- Phân bố: phân bố không đều giữa các vùng, tập trung nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (có xu hướng tăng nhanh).
BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI PHÂN THEO NĂM THÀNH LẬP TRANG TRẠI VÀ PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA